Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới ghi nhận số (mắc/tử vong) là (28.316/11.310) người, cụ thể như sau:
Xem hình

Tây Phi khu vực bùng phátdịch bệnh:
1) Guineabáo cáo (đến 19/9/2015) số mắc là 3.797 người, số tử vong 2.532; số mắc trong 3 tuần qua là 7 người (trong đó xét nghiệm khẳng định dương tính là 3 người).
2) Sierra Leonebáo cáo (đến 19/9/2015) số mắc là 13.811, số tử vong 3.955; số mắc trong 3 tuần qua là 208 người (trong đó xét nghiệm khẳng định dương tính là 6 người).
3) Liberiabáo cáo (đến 07/9/2015) không có trường hợp nào mắc mới.
Từ ngày 23/7/2015 tại Liberiabáo cáo 02 bệnh nhân cuối cùng xuất viện sau xét nghiệm âm tính với vi rút Ebola (lần 2).

Các quốc gia không ghi nhận trường hợp nhiễm Ebola (qua 42 ngày):
+ Nigeria (20/8), Senegal (1/0), Mali(8/6);
+ Tây Ban Nha (1/0), Mỹ (4/1), Anh (1/0), Italy (1/0).
Riêng Cộng hòa dân chủ Congo là ổ dịch riêng biệt đã ghi nhận 66 trường hợp nhiễm Ebola, trong đó 49 trường hợp tử vong. Hiện nay ổ dịch tại quốc gia này đã khống chế hoàn toàn.

Các trường hợp nhiễm Ebola ở cán bộ y tế: 
Theo WHO tuần qua đến ngày 16/9/2015, không ghi nhận trường hợp nhiễm mới Ebola ở cán bộ y tế. Hiện ghi nhận 881 trường hợp nhiễm Ebola ở cán bộ y tế, trong đó 513 trường hợp tử vong tại 3 nước Tây Phi (Tỷ lệ chết/ mắc là 58%), cụ thể:
- Guinea (196/100), Sierra Leone (307/221), Liberia (378/192)
- Nigeria (11/5), Mali (2/2)
- Tây Ban Nha (1/0), Mỹ (3/0), Anh (1/0), Italy (1/0)
- Cộng hòa dân chủ Công Gô (8/8)

Tại Việt Nam:
Từ ngày 09/5/2015 đến nay, tại cửa khẩu quốc tế vẫn giám sát người nhập cảnh Việt Nam đến từ 02 quốc gia vùng dịch (Guinea, Sierra Leone) và theo dõi trong 21 ngày tính từ ngày người đó rời khỏi quốc gia vùng dịch Ebola.
Tại Việt Namhoạt động truyền thông đang triển khai theo khuyến cáo của WHO và báo cáo kịp thời trường hợp nghi ngờ theo quy định.

 

TTGDSK (theo Cơ quan Đầu mối IHR, Văn phòng EOC- Bộ Y tế)