Ngày 26 tháng 11 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 háng năm là “Tháng hành động quốc gia về Dân số”

      Cách đây 50 năm, giữa lúc đất nước ta còn bị chia cắt, dân tộc Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam để thống nhấn đất nước; Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 216-CP ngày 26 tháng 12 năm 1961 về việc hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân; trong lúc hầu như phần lớn các nước trên thế giới đều chưa quan tâm đến vấn đề yếu tố dân số, thì Việt Nam, một nước vừa trải qua cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp, vừa hàn gắn  vết thương chiến tranh, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam đấu tranh giải phóng đân tộc để thống nhất tổ quốc, lại có quyết định hướng dẫn việc sinh đẻ, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hiện tại và tương lai.

Từ một nước có mức sinh rất cao, với số  con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 6,1 con vào năm 1960 đến năm 2009 đã giảm xuống còn 2,03 con (đạt mục tiêu mức sinh thay thế): từ một nước có tỷ lệ gia tăng dân số là 3,09% năm 1960 đến năm 2009 đã giảm xuống chỉ còn 1,1%; từ một đội ngũ ít ỏi những người làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong đó chỉ có một số tuyên truyền viên, cộng tác viên tự nguyện, thì nay chúng ta đã có một đội ngũ chuyên môn hùng hậu và một đội quân tình nguyện hàng chục vạn người, hoạt động theo một chiến lược thống nhất.  Trong quá trình thực hiện, chính sách dân số của nước ta đang được điều chỉnh dần theo hướng bao quát toàn diện hơn về các vấn đề dân số, chú trọng nâng cao chất lượng dân số, nhằm thực hiện thành công mục tiêu bảo đảm sự hài hòa giữa ổn định dân số và phát triển bền vững của đất nước, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.      Ngày nay, đất nước đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi yếu tố con người có chất lượng cao cả về thể chất, trí tuệ và  tinh thần, đây cũng là một yêu cầu cấp thiết  đối với chương trình công tác dân số hiện nay.

      Với những kinh nghiệm và bài học quý báu của gần 50 năm qua, công tác dân số cấn vươn lên một tầm cao mới, mà nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo duy trì ổn định được mức sinh thay thế; thực hiện thắng lợi Nghị quyết 47-NQ/TW để có một quy mô dân số phù hợp mà trong đó từng người dân mạnh khỏe, phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ và tinh thần, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

      Trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách của  Đảng, Pháp luật của nhà nước về dân số, kế  hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ); đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010, thực hiện cam kết Quốc tế về dân số, phát triển và các mục tiêu thiên niên kỷ; công tác dân số đã đạt được những kết quả quan trọng.

      Tình trạng gia tăng dân số cơ bản đã được kiểm soát. Tổng tỷ suất sinh giảm nhanh. Chính sách DS-KHHGĐ của nước ta đã từng bước được điều chỉnh theo hướng bao quát toàn diện hơn các vấn đề về dân số, chú trọng tới chất lượng dân số.

      Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng hiện tại và tương lai công tác DS-KHHGĐ  vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư.

      - Về quy mô dân số: Việt Nam có quy mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, mật độ dân số cao (262 người/km2), thuộc nhóm nước có  mật độ cao nhất trên thế giới (gấp hơn 2 lần mật độ dân số châu Á và gấp 1,86 lần mật độ dân số Trung Quốc); Kết quả  giảm sinh chưa thực sự vững chắc, một số địa phương chưa đạt mức sinh thay thế; trong vòng 10 đến 15 tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hàng năm vẫn còn rất lớn, do hệ quả của mức sinh cao từ những năm 1970 - 1980, bình quân mỗi năm Việt Nam tăng thêm 1 triệu người, tương đương dân số trung bình của 1 tỉnh.

      - Về cơ cấu dân số: Song song với việc bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” dân số Việt Nam già đi với tốc độ nhanh, do hệ quả của tỷ suất sinh, tỷ suất chết giám và tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao, đã làm cho tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh. Năm 2009 tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên là 6,6% và chỉ số già hóa là 35,7% cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%). Quá trình già hóa dân số này sẽ gây áp lực lớn đến việc đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Giới tính khi sinh của Việt Nam ngày càng trở nên mất cân bằng; tỷ số khi sinh hàng năm thông thường nằm trong khoảng 103-106 trai/100 gái. Trong mấy năm gần đây tỷ số khi sinh bước vào mức cao, tăng nhanh và liên tục; năm 2006 là 110/100, năm 2007 là 111/100, năm 2008 là 112/100, năm 2009 là 110,5/100. Măc dù có nhiều biện pháp được tiến hành nhưng chưa thể khống chế và giải quyết được tình trạng gia tăng này trong thời gian ngắn; nguyên nhân chính là do tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam.

      - Về Chất lượng Dân số: Chất lượng dân số thấp đang là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước và đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Chỉ số (HDI) đang từng bước được cải thiện nhưng vẫn nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thấp xa so với các nước công nghiệp. Mặc dù tuổi thọ trung bình đạt mức khá cao là 72,8 tuổi năm 2009, nhưng bình quân tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên thế giới. Tỷ lệ dân số bị khuyết tật chiếm tới 7,8% dân số; số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, lối sống, phong tục, tập quán lạc hậu. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn nhân lực cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước.

      - Về công tác chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tính chất khó khăn phức tạp, lâu dài, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác dân số, nên đã xuất hiện tư tưởng chủ quan thỏa mãn với kết quả đạt được, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu tập trung, thiếu quyết liệt và chưa kịp thời định hướng đề ra giải pháp thiết thực, điều chỉnh chính sách thích ứng phù hợp diễn biến của tình hình thực tế.

      Một số địa phương còn coi nhẹ công tác dân số, không phân bổ thêm nguồn lực của địa phương. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số chưa được kiện toàn và ổn định, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn xóm bản làng, các chính sách đãi ngộ cho cán bộ dân số còn nhiều bất cập. Nội dung, hình thức truyền thông chưa thật phù hợp với đặc điểm đối tượng, vùng, miền và sự phát triển kinh tế xã hội.

      Để duy trì, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại về công tác dân số, thực hiện liên tục; Chính phủ đã có quyết định số 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 hàng năm là “Tháng hành động quốc gia về Dân số” nhằm:

      - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và  toàn xã hội về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, hạnh phúc của mội người dân, mỗi gia đình đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

      - Tăng cường sự tham gia phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngàn, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

      Với chủ đề là “Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước” 

Đặng Văn Thắng- Phó Chi trưởng Chi cục DS-KHHGĐ

 

 

 


 

Tác giả: Đặng Văn Thắng- Phó Chi trưởng Chi cục DS-KHHGĐ