Thời gian gần đây, tình trạng trẻ hóa ung thư tuyến giáp đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là thực hiện siêu âm tuyến giáp.

Người nhà chị Phạm Thị Mầu, xã Kim Định huyện Kim Sơn trong một lần vô tình đi khám bệnh định kỳ phát hiện ra ở cổ của bà xuất hiện nhiều hạch, nhân không lớn, sau đó, bà được chỉ định chụp cắt lớp, làm các xét nghiệm liên quan cho kết quả bà bị ung thư tuyến giáp. Sau khi được tư vấn, các bác sĩ cùng ê kíp Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiến hành phẫu thuật cắt hoàn toàn u tuyến giáp. Kết quả, sau 3 ngày, vết cắt của bà đã khô, giọng nói của bà hoàn toàn bình thường.

Theo bác sĩ. Nguyễn Văn Lâm, Khoa Ung bướu, bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình được biết:  Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành những tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: Ung thư nhú; Ung thư nang; Ung thư thể tủy; Ung thư không biệt hóa.

Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, cần chú ý đến một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như:

Rối loạn hệ miễn dịch: Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại xâm nhập của virus, vi khuẩn bị suy giảm. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp;

Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp;

Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có bố mẹ hoặc người thân mắc bệnh;

Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc-môn: Ở độ tuổi 30- 50, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới;

Mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ cao hơn những người khác;

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp;

Các yếu tố nguy cơ khác: Thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì...

Trung tâm Ung bướu bệnh viện Đa khoa tỉnh, thời gian gần đây tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân tới khám và thực hiện phẫu thuật các vấn đề liên quan đến bệnh lý tuyến giáp.  Phần lớn là nữa giới có độ tuổi từ 18-25 tuổi. Theo các bác sĩ nếu phát hiện u tuyến giáp ở giai đoạn sớm thì phương pháp cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất hoặc phẫu thuật cắt thùy eo tuyến giáp. Đây là 2 phương pháp được trung tâm Ung bướu, bệnh vienẹ Đa khoa tỉnh sử dụng nhiều trong thời gian qua. Các phương pháp này không có tai biến trong phẫu thuật, biến chứng sau phẫu thuật; bệnh nhân có thể giữ đc giọng nói hoàn toàn bình thường và được ra viện sau 5 ngày điều trị.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Khoa Ung bướu, BVĐK tỉnh ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, thường được tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát.

Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp muộn hơn với biểu hiện là: Khối u trước cổ di động theo nhịp nuốt; Khàn tiếng, khó thở; Nổi hạch cổ.

Vì vậy khi nhận thấy những bất thường ở cơ thể, chúng ta cần đi khám chuyên khoa để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Đồng thời, nên khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần để hiểu rõ tình trạng sức khỏe cũng như có hướng tầm soát điều trị bệnh sớm. Đối với ung thư tuyến giáp, chúng ta cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán tế bào học.

 Thu Trang