Bệnh viện là nơi cần có sự xuất hiện của công tác xã hội nhất. Mỗi bệnh viện nên thành lập một đơn vị chuyên đảm nhận hoạt động công tác xã hội.
Xem hình
Ảnh minh họa

Một ngày, có bác sỹ khám tới vài chục thậm chí tới gần 100 bệnh nhân. Quá tải, bác sỹ không đủ thời gian, sức lực để tư vấn và trả lời những thắc mắc của người bệnh xung quanh căn bệnh của họ.Nếu không có sự cảm thông, mối giao tiếp ấy đôi khi dẫn đến những xung đột đáng tiếc. TS. Hoàng Bích Hường, Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân số-y tế cho biết, nếu các bệnh viện có phòng công tác xã hội thì bác sỹ có thể giới thiệu bệnh nhân đến đó. Nhân viên công tác xã hội sẽ giải thích cặn kẽ hơn về tình trạng bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy yên tâm và hài lòng hơn.

Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011 – 2020 được Bộ Y tế ban hành tháng 7/2011. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2015 sẽ xây dựng thí điểm 4 mô hình trong các bệnh viện tuyến trung ương, 6 mô hình trong các bệnh viện tuyến tỉnh. Đến 2020 triển khai tại 80% bệnh viện tuyến trung ương, 60% bệnh viện tuyến tỉnh, 30% bệnh viện tuyến huyện và 40% số xã, phường.

Trên thực tế, hiện cả nước chỉ có Bệnh viện Nhi Trung ương đã thành lập Phòng công tác xã hội, Bệnh viện Nhân Dân 115 (thành phố Hồ Chí Minh) có bộ phận công tác xã hội nhưng còn trực thuộc Phòng Điều dưỡng. Theo thạc sỹ Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, cả hai mô hình trên vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng công tác xã hội trong bệnh viện. Bệnh viện Nhi Trung ương mới chỉ làm được một nhiệm vụ là huy động các nguồn lực xã hội để giúp đỡ người bệnh. Việc cung cấp, hỗ trợ thông tin cho người bệnh về quy trình khám chữa bệnh trong bệnh viện và ngoài bệnh viện cũng như hỗ trợ nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân vẫn chưa làm được. Tại Bệnh viện Nhân dân 115, hiện có 26 nhân viên làm công tác xã hội và phần lớn là điều dưỡng viên, trong đó 10 người ngồi tại các vị trí cố định trong bệnh viện và 16 người gắn với các khoa, phòng. Hoạt động công tác xã hội mới dừng ở cung cấp thông tin cho về quy trình khám chữa bệnh, tư vấn bệnh… cho người bệnh, còn hỗ trợ từ thiện vẫn chưa làm được.

Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011 – 2020 đã chọn Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhân dân 115 là đơn vị triển khai mô hình điểm công tác xã hội. Đây sẽ là những mô hình công tác xã hội thực sự hoàn chỉnh để nhân rộng ở các bệnh viện trong cả nước. Nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện sẽ là một thành viên trong nhóm điều trị người bệnh. Nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị thích hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen, cá tính, đặc điểm tâm lý của bệnh nhân. Nhân viên xã hội còn thực hiện các trợ giúp về tâm lý đối với người bệnh như trấn an, giảm áp lực, tư vấn về điều trị… Nhân viên xã hội cũng có thể tham mưu về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện...

Thạc sỹ Vũ Thị Minh Hạnh nhấn mạnh, công tác xã hội không đồng nghĩa với hoạt động từ thiện. Nếu làm tốt công tác xã hội trong bệnh viện thì sẽ giảm được vấn nạn “cò bệnh viện” cũng như sự không hài lòng của người bệnh với cơ sở y tế; sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc; hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt các áp lực công việc, nâng cao hiệu quả điều