Vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ công bố kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng và chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020.
Xem hình
Các đại biểu tham dự hội nghị

Tham dự và chủ chì Hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Rajen Kumas Shama - Phó trưởng đại diện quỹ nhi đồng liên hiệp quốc tại Việt Nam. Đại diện các Bộ/Ban ngành liên quan, đại diện các Vụ/Cục của Bộ Y tế, đại diện các địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng. 

 

 

 

 

 

Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: Suy dinh dưỡng vẫn còn là thách thức lớn ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn cao, dẫn đến các hậu quả về khả năng nhận thức của trẻ em, cũng như tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Trong khi đó, nước ta đang phải đối mặt với sự gia tăng của tình hình thừa cân, béo phì, nhất là ở vùng thành phố. Tình hình này đòi hỏi ngành y tế phải có những giải pháp can thiệp sớm và kịp thời nhằm giúp Việt Nam tránh được các vấn đề mà các nước có thu nhập trung bình khác đã trải qua. Qua 10 năm thực hiện, Dinh dưỡng đã đạt được các chỉ tiêu của Chính phủ, Quốc hội giao cho.....

 

 

Tổng Điều tra dinh dưỡng được tiến hành năm 2010, do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và các tổ chức phát triển khác, cùng dự án lồng ghép của các cơ quan Liên hiệp quốc về dinh dưỡng và an ninh lương thực cho mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, thực hiện

 

 

Kết quả cuộc tổng điều tra cũng cho thấy: Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta là 17,5%; trong đó suy dinh dưỡng vừa (độ I) là 15,4%, suy dinh dưỡng nặng (độ II) là 1,8% và suy dinh dưỡng rất nặng (độ III) là 0,3%. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng là 29,2% và ở phụ nữ có thai là 36,5%; khẩu phần ăn của trẻ em 2-5 tuổi có mức năng lượng trung bình đáp ứng được 97% nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng; chiều cao của thanh niên Việt Nam ở nhóm 22-26 tuổi với mức đạt được của nam là 1,64m và của nữ là 1,54m; 82,1% người tiêu dùng từng được xem, nghe, tuyên truyền về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm; 8,2% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thừa cân, béo phì...

 

 

Trước tình hình trên, Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011-2020 và tầm nhìn năm 2030 đã khẳng định nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng là trách nhiệm của các ngành, các cấp và mọi người dân; phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ trẻ bị suy sinh dưỡng thấp còi giảm xuống dưới 20% và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%.

 

 

Ngày 22/2/2012 Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 226/QĐ- Ttg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030.

 

 

Chiến lược tập trung vào 6 mục tiêu là:

 

 

1. Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân;

 

 

2. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em;

 

 

3. Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng;

 

 

4. Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng người trưởng thành;

 

 

5. Nâng cao hiểu biết, tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý

 

 

6. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động mạng lưới dinh dưỡng cộng đồng và cơ sở y tế./.

 

 

Tác giả: Trung tâm TTGDSK