Tết Nguyên đán là dịp nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm của người dân, bao gồm cả số lượng và chủng loại. Chính vì vậy công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngành Y tế Ninh Bình đã triển khai các hoạt động thanh, kiểm tra công tác ATVSTP Tết Nguyên đán Tân Mão, nhằm bảo đảm ATVSTP cho người dân và tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh dịch truyền qua đường thực phẩm.
Xem hình

Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết đang tới gần, Ngành Y tế tiếp tục chủ động và tăng cường triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân trong dịp Tết; bên cạnh các hoạt động của đoàn thanh kiểm tra liên ngành củatỉnh, ngành Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác bảo đảm ATTP trong toàn bộ các khâu từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến, kinh doanh, dịch vụ ăn uống; phát hiện, điều tra, xử lý khắc phục nhanh chóng hậu quả ngộ độc thực phẩm; tổ chức hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, không ăn các loại thực phẩm tươi sống không qua chế biến như tiết canh, tập trung kiểm tra cơ sở sản xuất thực phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phục vụ Tết.Đồng thời, chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu kiểm tra nhanh, nếu phát hiện vi phạm các đoàn kiểm tra sẽ tiến hành xử lí kịp thời, tuyệt đối không để thực phẩm không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn, không rõ nguồn gốc, thực phẩm không có nhãn lưu thông trên thị trường. Với các thực phẩm nguy cơ cao, không rõ nguồn gốc, không nhãn mác sẽ phải xử lý nghiêm theo quy định.

Thành phố Ninh Bình là nơi có nhiều các chợ đầu mối, các cửa hàng đại lý lớn tập trung nguồn lương thực, thực phẩm, hàng hóa từ nhiều nơi đổ về để cung cấp cho các địa phương trong và ngoài tỉnh. Do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe người dân nếu như không có sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn hàng. Để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn vệ sinh cung cấp cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán, Trung tâm Y tế Thành phố đã tăng cường giám sát, liên tục tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, tuyên truyền nhắc nhở các chủ cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh nâng cao ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng. Nhìn chung nhận thức của người dân đã được nâng cao; người sản xuất chế biến kinh doanh đã có ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, người tiêu dùng phần lớn đã biết lựa chọn những mặt hàng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn.

Trong thời gian qua, do được giám sát chặt chẽ thường xuyên nên tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể, nhiều vi phạm về ATTP như kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không có nguồn gốc rõ ràng, không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm không an toàn, hàng nhập lậu; Chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh; sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm, rượu pha chế từ cồn công nghiệp... đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiênhiện tượng sản xuất và lưu hành các sản phẩm kém chất lượng không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng vẫn còn diễn biến khá phức tạp; trên thị trường vẫn còn lưu hành tràn lan nhiều loại thực phẩm nguy cơ mất an toàn cao, trong khi nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, đặc biệt là vào dịp trước và trong tết. Do mang tính chất thời vụ nên nhiều loại thực phẩm sản xuất từ các cơ sở tư nhân không đăng ký kinh doanh sản phẩm nên không đảm bảo chất lượng ATVSTP như một số mặt hàng giò chả, bánh kẹo, mứt tết, hạt dưa, bún, bánh phở, các loại gia vị, nước lẩu; bên cạnh đó các mặt hàng rau, củ, quả nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc có chất kích thích tăng trưởng và còn tồn lưu thuốc trừ sâu, chất bảo quản quá mức độ cho phép. Qua kiểm tra của các cơ sở y tế, phát hiện ở một số cơ sở vẫn còn dùng phẩm màu độc và thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn, nem chạo, nem chua, giò chả có hàn the và có vi khuẩn Colifom gây bệnh tiêu chảy , 59% các loại ô mai, mứt tết, hạt dưa có dùng phẩm màu độc và đường hóa học ngoài danh mục cho phép.

Để có một Tết Tân Mão an toàn vui vẻ, ngoài việc kiểm tra giám sát của ngành Y tế và các cơ quan chức năng đòi hỏi ý thức trách nhiệm của các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng; bên cạnh đó mỗi người dân hãy nâng cao ý thức, biết cách lựa chọn những thực phẩm có chất lượng và đảm bảo an toàn.

 

 

Tác giả: Phạm Kim Liên – Trung tâ