Trong những năm gần đây, tình hình tiêm chích ma túy có những diễn biến phức tạp, dẫn đến tỷ lệ nhiễm HIV cũng có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, số phụ nữ nhiễm HIV tăng rõ rệt kéo theo số trẻ bị nhiễm HIV cũng tăng lên. Hiện Ninh Bình có gần 100 trẻ em có HIV trong độ tuổi từ 0 đến 11 tuổi. Hầu hết các em đều được địa phương tạo điều kiện để có thể đi học bình thường nhưng trong hoàn cảnh phải "bí mật" với các bạn cùng lớp và phụ huynh học sinh bởi vẫn còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV.

Chị Đỗ Thị Lan ở thành phố Ninh Bình rất lo lắng khi con mình học chung lớp với bạn có H chị cho biết: "Vì con đang học bán trú tại trường, trong quá trình học tập, vui chơi thậm chí ăn chung, ngủ chung với nhau thì liệu có bị nhiếm từ bạn không". 

Chị Nguyễn Thị Nga cũng có con học cùng lớp với bạn có H ở trường THCS xã Trường Yên, Hoa Lư thì lại cảm thấy bình thường, chị cho biết: "Ở xã Trường Yên này người bị nhiễm HIV rất nhiều nên chúng tôi thấy bình thường. Con của tôi học chung với bạn có H tôi thấy không vấn đề gì, thậm chí tan học chúng về nhà vẫn chơi với nhau"

Như vậy, một số người dân có nhận thức chưa đầy đủ, đúng mức về căn bệnh này, từ đó dẫn đến sự kỳ thị đối với người bệnh cũng như người thân của họ. Họ sợ con em mình bị lây nhiễm căn bệnh thuộc diện nan y; coi người có HIV/AIDS liên quan đến tệ nạn xã hội, trong khi thực chất đây là một căn bệnh. Sự nhầm lẫn này đã dẫn đến cách nhìn kỳ thị, thay vì nhìn nhận người có HIV/AIDS với tư cách là bệnh nhân thì người ta lại xem họ như hiện thân của tệ nạn, của cái xấu.

Trao đổi với bác sĩ Ngô Thị Phương Lan- Trung tâm PC HIV/AIDS được biết: HIV lây nhiễm qua các con đường  như:

- Tình dục không an toàn

- Lây nhiễm từ mẹ sang con

- Lây qua đường máu.

HIV không lây nhiễm qua các con đường như:

 Với trẻ mẫu giáo, tiểu học con đường lây qua tình dục và từ mẹ sang con là loại bỏ. Trẻ chỉ có thể lây qua đường trực tiếp với máu có viruts HIV khi đã có đủ các điều kiện:

- Cả hai người cùng chảy máu

- Người tiếp nhận máu bị tổ thương tại nơi có dòng máu.

- Lượng máu đưa vào cơ thể ít nhất  phải vài giọt

- Nồng độ viruts trong máu cao

Khi không có đủ đồng thời các yếu tố này không thể lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, hiện nay trẻ có H đã được điều trị miễn phí bằng thuốc ARV nên các em có thể kéo dài cuộc sống thêm hàng chục năm. Các em có H được điều trị bằng ARV thì phần lớn không tìm thấyviruts HIV trong máu, lúc đó các em cũng khỏe mạnh như những trẻ bình thường khác..Bên cạnh đó, ngành y tế và ngành giáo dục luôn có đủ những biện pháp để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Điều đó cho thấy, khả năng lây nhiếm HIV của những trẻ chơi chung với nhau là rất khó, hầu như không thể xảy ra. Vì vậy các phụ huynh nên có thể hoàn toàn yên tâm không cần phải lo lắng khi cho con học cùng trẻ có HIV

Em Trịnh Thị Cúc học sinh lớp 6A trường THCS xã trường Yên là trẻ đang bị nhiếm HIV lại luôn mơ trở thành người có ích cho xã hội. Em cho biết" ước mơ lớn nhất của em là có điều kiện học thật giỏi để trở thành bác sĩ chữa được nhiều bệnh cho mọi người" 

Ước mơ đến trường của trẻ nhiếm HIV là chính đáng. Pháp luật cũng quy định trẻ có H được quyền đến trường như những trẻ bình thường khác. Nhưng thực tế cho thấy, nếu trẻ có H muốn đi học luôn phải giấu bệnh. Trẻ nào bị phát hiện sẽ bị kỳ thị, phản ứng dữ dội từ phía bạn bè hay phụ huynh học sinh. Chính sự phân biệt đã buộc những người có H phải giấu bệnh của mình và dễ quay lưng lại với nỗ lực phòng chống lây truyền bệnh cho cộng đồng, khiến cho dịch có nguy cơ lan rộng. Do đó, bảo vệ quyền lợi cho người có H cũng là bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Đặc biệt, bảo vệ quyền lợi của trẻ nhiếm HIV còn là một việc làm mang tính nhân đạo./.

 

 

Tác giả: Thu Trang