Chiến dịch tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, có mức sinh cao và vùng khó khăn được tổ chức thường xuyên theo kế hoạch hàng năm...
Xem hình
Cán bộ dân số xã Ninh Hòa (Hoa Lư) đưa sản phẩm dịch vụ KHHGĐ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 mà Chi cục Dân số-KHHGĐ đề ra, phấn đấu vận động được 45.450 đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai, riêng “Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ”, phấn đấu đạt 42.860 đối tượng sử dụng các BPTT, trong đó các BPTT lâm sàng (triệt sản, DCTC, cấy thuốc, tiêm thuốc) có 14.360 người sử dụng.

Chiến dịch năm nay được tổ chức ở 146 xã, phường, thị trấn, trong đó: 89 xã được triển khai 3 gói dịch vụ (dịch vụ KHHGĐ, phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản, làm mẹ an tòan) và 57 xã tổ chức truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ. Đợt 1, từ ngày 22-3 đến hết ngày 5-5; đợt 2 từ ngày 15-7 đến 30-8 với mục tiêu đảm bảo thực hiện 80% chỉ tiêu kế hoạch năm về các biện pháp tránh thai lâm sàng.

Đồng chí Lưu Danh Cung, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Để đạt và vượt mức chỉ tiêu được giao, công tác truyền thông, vận động, đặc biệt là chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ phải làm quyết liệt. Công tác tuyên truyền sẽ được Ngành coi trọng và đa dạng nhiều hình thức, nội dung phong phú, đặc biệt là tư vấn trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ dân số và cộng tác viên địa bàn, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân để họ tự nguyện chấp nhận quy mô gia đình ít con, tuyên truyền đến đâu phải làm dịch vụ ngay đến đó. Ngoài trang bị kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho phụ nữ 15-49 tuổi có chồng, làm mẹ an toàn, Năm nay, ngành sẽ tiếp tục tập trung vào nhóm đối tượng là nam nông dân, chủ hộ gia đình để họ cùng chia sẻ với phụ nữ trong việc thực hiện KHHGĐ.

Nhìn lại năm qua, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành mà chủ lực là Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh, chiến dịch truyền thông lồng ghép SKSS/KHHGĐ năm 2010 đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành vi về sức khỏe sinh sản/KHHGĐ trong các tầng lớp nhân dân.  Chiến dịch  được triển khai ở 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, vào cuộc quyết liệt, đồng bộ nên chiến dịch đã đạt được kết quả khá cao. Kết quả, tổng số người mới chấp nhận các BPTT lâm sàng toàn tỉnh là 14.362 người, đạt 84,7% kế hoạch năm. Nhiều địa phương đã tích cực thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra như: huyện Yên Mô, Gia Viễn, Yên KhánhĐể thực hiện mục tiêu cho công tác dân số-KHHGĐ năm 2011 và tạo đà cho các năm tiếp theo với phương châm giảm tỷ suất sinh, giảm tỷ lệ sinh con thư ba trở lên và tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. Ngày 22-3, Chiến dịch tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng khó khăn và vùng có mức sinh cao năm 2011 được Ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh chọn thị xã Tam Điệp là đơn vị làm điểm chính thức phát động. Đến thời điểm này, Chi cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên trước, trong và sau chiến dịch bằng các hình thức biểu dương các gia đình, dòng họ thực hiện tốt công tác Dân số-KHHGĐ, tuyên truyền bề nổi, biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm vui, chiếu video có nội dung về DS-KHHGĐ…

Ngoài ra, hàng trăm pa nô, khẩu hiệu, biển tường… được sửa chữa, làm mới trước lễ ra quân; Các sản phẩm truyền thông về 3 gói dịch vụ (dịch vụ KHHGĐ, phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản, làm mẹ an tòan) đã được nhân bản cấp cho các huyện, thành phố, thị xã để tuyên truyền trong chiến dịch. Bên cạnh đó, Ngành đặc biệt quan tâm tới hoạt động khảo sát, thu thập thông tin số liệu, lập danh sách các đối tượng cần tập trung tuyên truyền, tư vấn và vận động cho phù hợp. Việc khảo sát ban đầu có ý nghĩa quyết định, dựa vào công tác thống kê, báo cáo định kỳ của cộng tác viên dân số, điều tra tại thời điểm chiến dịch….  Trên cơ sở xác định các dịch vụ mà đối tượng đăng ký, Chi cục Dân số-KHHGĐ đã phối hợp với Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh bố trí phương tiện, dụng cụ, thuốc thiết yếu, phương tiện tránh thai và nhân lực với phương châm đáp ứng đủ, kịp thời, an toàn và thuận lợi, không vì chạy theo số lượng và để xảy ra tai biến hoặc phát hiện không chính xác.Ngành Y tế nhất là Chi cục DS-KHHGĐ tập trung  cao nhất về càn bộ, phương tiện, kinh phí, phối hợp tốt với cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS/KHHGĐ và hoàn thành chỉ tiêu công tác DS-KHHGĐ năm 2011.

Tác giả: Hà Mi - Báo Ninh Bình