Tổn thương thận là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Ở nhiều nước, ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn giai đoạn cuối và là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh phối hợp và tử vong ở bệnh nhân.
Xem hình
Biến chứng thận ở người đái tháo đường

Sự gia tăng số lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do ĐTĐ đang là một vấn đề có tính thời sự toàn cầu. Có một số lý do gây sự gia tăng này bao gồm: số lượng bệnh nhân ĐTĐ không ngừng gia tăng, tăng số lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do ĐTĐ được chấp nhận vào các chương trình điều trị thay thế thận, hiệu quả điều trị các biến chứng về tim mạch và chuyển hóa cũng tốt hơn càng làm gia tăng thêm số lượng bệnh nhân cần điều trị thay thế thận.

           Gánh nặng do bệnh thận ở bệnh nhân ĐTĐ gây nên là đáng kể cả phương diện cộng đồng, xã hội cũng như bản thân người bệnh. Biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng số lần phải nhập viện, tăng các bệnh cùng tồn tại và giảm tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ngay cả khi bệnh nhân đang được điều trị thay thế thận. Tuy nhiên, việc dự phòng và điều trị bệnh thận do ĐTĐ có thể làm chậm sự hình thành và tiến triển của bệnh, làm giảm gánh nặng cho các chương trình điều trị thay thế thận.

           Sự gia tăng mắc bệnh thận do ĐTĐ

           Bệnh thận do ĐTĐ được đặc trưng bởi sự xuất hiện protein niệu và thay đổi mức lọc cầu thận (MLCT). Nếu như microalbumin niệu (Microalbuminuria - MAU) xuất hiện ở trong cộng đồng nói chung với tỷ lệ 7% thì ở bệnh nhân ĐTĐ tỷ lệ đó là 16 - 28%. Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 sau khi xuất hiện bệnh 5 - 10 năm thì tỉ lệ xuất hiện MAU khoảng 10 - 20 %. Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1, khoảng 50% số trường hợp có thể sẽ bị suy thận mạn giai đoạn cuối sau 10 năm xuất hiện MAU (+) và sau 20 năm tỷ lệ này sẽ là 75%.

           Sinh bệnh học của bệnh thận do ĐTĐ

           Sinh bệnh học của bệnh thận do ĐTĐ bao gồm 3 yếu tố chủ yếu:

           Sự thay đổi huyết động

           Cả 2 yếu tố huyết động học hệ thống và tại thận đều là các yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh thận do ĐTĐ. Tăng huyết áp thường xuất hiện trước khi giảm MLCT và là yếu tố làm tăng tỷ lệ tiến triển thành bệnh thận do ĐTĐ. Tăng MLCT xuất hiện ở giai đoạn sớm của bệnh và là yếu tố liên quan đến suy thận giai đoạn muộn. Tăng glucose máu được coi là yếu tố gây hiện tượng tăng MLCT.

           Kiểm soát glucose máu

           Mức độ kiểm soát đường huyết liên quan đến sự hình thành và tiến triển của bệnh thận do ĐTĐ. Việc kiểm soát tốt glucose máu và làm giảm áp lực cầu thận cũng như huyết áp hệ thống có thể làm chậm lại quá trình suy giảm chức năng thận và sự thay đổi mô bệnh học của bệnh thận, sự bất thường của glycosyl hóa (đường hoá) protein tạo thành màng nền cầu thận và chất cơ bản giãn mạch, sự tăng tưới máu và tăng sinh của mao mạch cầu thận.Tất cả các yếu tố trên sẽ dẫn đến xơ cứng mao mạch cầu thận. Ngoài ra yếu tố gen cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh thận do ĐTĐ.

           Giai đoạn của bệnh thận do ĐTĐ týp 1

           Có thể chia bệnh thận do ĐTĐ thành 5 giai đoạn:

           - Giai đoạn 1 là giai đoạn tăng siêu lọc, tăng kích thước thận, đặc trưng bởi sự tăng MLCT từ 20 - 50% so với độ tuổi của bệnh nhân. Sau vài tuần dùng insulin thì hiện tượng tăng siêu lọc và tăng kích thước thận giảm đi.

           - Giai đoạn 2 tiến triển thầm lặng với mức MAU bình thường hoặc gần bình thường, xuất hiện ở 90 - 95% bệnh nhân bị bệnh từ 1 - 5 năm. MLCT bình thường ở hầu hết bệnh nhân. Giãn mao mạch và dày màng nền cầu thận thường thấy khi kiểm tra bằng mô bệnh học.

           - Giai đoạn 3 thường bắt đầu 5 - 15 năm từ khi mắc bệnh. Hiện tượng giãn mao mạch và dày màng nền cầu thận tiếp tục tăng lên. MLCT bắt đầu giảm ở cuối giai đoạn này. Tăng huyết áp cũng sẽ xuất hiện ở giai đoạn này.

           - Giai đoạn 4 là giai đoạn bệnh thận đã biểu hiện rõ ràng, protein niệu thường xuyên dương tính. Tăng huyết áp thường không ổn định, MLCT giảm dần. Trên mô bệnh học quan sát thấy xơ cứng giãn mạch cầu thận lan tỏa hoặc khu trú.

           - Giai đoạn 5 là giai đoạn suy thận giai đoạn cuối, xuất hiện trung bình khoảng 20 năm kể từ khi mắc bệnh ĐTĐ týp 1. Tổn thương giải phẫu bệnh đặc trưng bởi hiện tượng xơ cứng cầu thận.

           Tiến triển của bệnh thận do ĐTĐ týp 2

           Ngay từ khi mới chẩn đoán ĐTĐ týp 2 thì MAU đã có thể dương tính song có thể sẽ thay đổi nếu kiểm soát tốt glucose máu. Bệnh thận do ĐTĐ týp 2 hiếm khi có tăng MLCT và không thấy có phì đại cầu thận. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh thận do ĐTĐ týp 2 có thể là THA, tăng glucose máu và hút thuốc lá. Bên cạnh đó, ở bệnh nhân ĐTĐ có xu hướng tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu (có vi khuẩn niệu, viêm bàng quang, viêm bể thận) hoại tử nhú thận và bệnh thần kinh bàng quang.

Hoại tử chi do đái tháo đường

           Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

           Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.         Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ.

           Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi... Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi rất cao.

           Người mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém; có biến dạng bàn chân, chai chân, phồng rộp da chân...; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; giảm thị lực; có biến chứng thận; đi giày dép không phù hợp với bàn chân... Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.

           Bên cạnh việc chăm sóc bàn chân, tập luyện thể dục thể thao, người bệnh ĐTĐ cũng cần có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, trong đó, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành riêng cho người bệnh đái tháo đường sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. DiabetCare là một trong các giải pháp dinh dưỡng đến từ các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood, được nghiên cứu và phát triển dành riêng cho người ĐTĐ với chỉ số đường huyết rất thấp (GI=31,5; được kiểm nghiệm lâm sàng bởi trung tâm dinh dưỡng) đáp ứng khuyến nghị của IDF (Hội ĐTĐ thế giới) và công thức được kết hợp cân đối giữa các thành phần bột đường hấp thu chậm giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, trong thành phần DiabetCare còn cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, như PUFA, MUFA và FOS hỗ trợ cho hệ tim mạch, huyết áp, giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và giúp hấp thu tối đa các dưỡng chất.

 

Tác giả: Trung tâm TTGDSK