Bệnh cúm A(H5N1) xuất hiện lần đầu tiên ở Hồng Kông vào năm 1997. Đến nay, dịch bệnh đã có mặt tại khắp các châu lục trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Xem hình
Diễn tập phòng chống Cúm A (H5N1)

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm cúm A(H5N1) cao ở gia cầm và cũng có một số trường hợp lây truyền từ gia cầm sang người cao so với các quốc gia khác trên thế giới với hàng trăm ca mắc và tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc bộ, có đầy đủ các vùng địa lý như miền núi, đồng bằng, thành thị, Ninh Bình cũng là tỉnh có đường giao thông sắt, bộ, thủy huyết mạch chạy qua và là tỉnh có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để Ninh Bình phát triển kinh tế xã hội, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên đây cũng là điều kiện thuận lợi để cho các dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, phát triển trong đó có dịch cúm gia cầm.

Năm 2004, Ninh Bình xuất hiện dịch cúm trên gia cầm, đến nay đã xảy ra nhiều đợt dịch cúm trên gia cầm. Toàn tỉnh có 8/8 huyện, thành phố, thị xã có dịch cúm gia cầm. Đặc biệt năm 2008 tại xã Ninh Nhất – TP Ninh Bình và năm 2009 tại xã Tân Thành huyện Kim Sơn đã có 02 bệnh nhân bị mắc và tử vong do nhiễm cúm A(H5N1) .

Hình thức lây truyền của dịch cúm gia cầm:

Các trường hợp người bị nhiễm vi rút H5N1 là do trực tiếp giết mổ, ăn thịt gia cầm bị bệnh… và tiếp xúc với phân, chất thải gia cầm bị bệnh. Người bị nhiễm vi rút bắt nguồn từ gia cầm có khẳ năng lan truyền vi rút sang cho người khác tuy nhiên những trường hợp này phần nhiều nhẹ hơn là bệnh do lây sang trực tiếp từ gia cầm. Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có thông tin về các trường hợp lây nhiễm cúm A(H5N1) từ người sang người.

Người bị nhiễm cúm A(H5N1) có các biểu hiện sau:

-                   Sốt cao đột ngột, sốt cao liên tục trên 38oC kèm theo rét run

-                   Đau đầu, đau mỏi cơ khớp

-                  Ho khan, khó thở dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Điều trị

Bộ Y tế trong “Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút” cho phép sử dụng 3 loại thuốc kháng vi rút: Oseltaminvir (biệt dược là Taminflu), Amantadne và Ribavirin. Các loại thuốc trên chỉ góp phần hạn chế mức độ nặng của bệnh chứ không hẳn là thuốc “đặc trị”. Cần pháp hiện sớm căn bệnh và áp dụng các biện pháp điều trị tổng hợp tại các cơ sở chuyên khoa.

Các biện pháp dự phòng

Đến nay vẫn chưa có vác xin dự phòng bệnh cúm A(H5N1) cho người. Các biện pháp dự phòng chủ yếu vẫn là:

-                  Trách tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc chết và phải báo cáo ngay cho các cơ quan chức năng.

-                   Xử lí và giết mổ tất cả gia cầm một cách an toàn

-                  Nấu chín kỹ thịt gia cầm

-                  Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi xử lí gia cầm sống và chuẩn bị nấu ăn

-                   Đến ngay cơ sở y tế để khám nếu thấy có biểu hiện cúm và có liên quan gia cầm

Ngoài ra, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng cơ bản khác như:

-                   Vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước và và sau khi ăn, sau khi ra khỏi nhà vệ sinh.

-                   Súc miệng và họng bằng nước muối  loãng hoặc các nước xúc miệng thông thường.

-                   Tăng cường thể lực bằng cách tập thể dụng và dinh dương hợp kí.

-                   Tiên ác xin phòng cúm mỗi năm một lần(nếu có điều kiện)./.


Tác giả: Trung tâm TTGDSK