Luật Khám bệnh, chữa bệnh (KB,CB) số 40/2009/QH12 được Quốc Hội khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2011.Hướng dẫn thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 27/9/2011 và Bộ Y tế ban hành Thông tư số 41/2001/TT-BYT ngày 14/11/2011 Hướng dẫn cấp Chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Để giúp bạn đọc hiểu biết về Luật KB,CB và những văn bản hướng dẫn thực hiện xin trân trọng giới thiệu những nội dung chính như sau:

Những căn cứ để Luật KB,CB ra đời: Luật đã thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân nói chung và KB,CB nói riêng (NQ 46 của Bộ Chính Trị). Đổi mới hoàn thiện hệ thống Y tế theo hướng Công bằng, hiệu quả và phát triển. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác KB,CB hiện nay. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Bố cục của Luật KB,CB gồm 9 chương, 91 điều: 

Chương I: Quy định chung 06 điều.

Chương II: Quyền và nghĩa vụ của người bệnh (NB) 10 điều.

Chương III: Người hành nghề KB,CB 24 điều.

Chương IV: Cơ sở KB,CB 11 điều.

Chương V: Các Quy định về chuyên môn, kỹ thuật (CM,KT) trong KB,CB 15 điều.

Chương VI: Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong KB,CB 04 điều.

Chương VII: Sai sót CM,KT, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong KB,CB 08 điều.

Chương VIII: Các điều kiện đảm bảo công tác KB,CB 09 điều.

Chương IX: Điều khoản thi hành 02 điều.

Nghị định số 87/NĐ-CP, Gồm 06 chương; 17 điều: Hướng dẫn một số điều của Luật KB,CB cho rõ thêm khi tổ chức triển khai thực hiện.

Thông tư số 41/2001/TT-BYT, Gồm 04 chương; 46 điều: Hướng dẫn cụ thể chi tiết phần cấp Chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.  

Phần quy định chung: Luật quy định quyền, nghĩa vụ của NB; người hành nghề KB,CB; cơ sở KB,CB; điều kiện hành nghề (HN); điều kiện đảm bảo công tác KB,CB; quy định về CM,KT; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới; sai sót chuyên môn (CM); giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.

Nguyên tắc KB,CB: Bình đẳng, công bằng, không phân biệt đối xử NB; tôn trọng giữ bí mật thông tin của NB; tuân thủ quy định CM; ưu tiên KB,CB đối cấp cứu, TE<6t; người già ≥80t; người có công với cách mạng; phụ nữ có thai; đảm bảo Y đức; tôn trọng hợp tác và bảo vệ người HN.

Những hành vi bị cấm: Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu NB. Hành nghề không có chứng chỉ. HN vượt quá phạm vi. Thuê mượn chứng chỉ hoặc giấy phép HN. Hành nghề KB,CB có bán thuốc trừ lĩnh vực YHCT. Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành. Quảng cáo không đúng khả năng CM, phạm vi hoạt động. Sử dụng hình thức mê tín trong KB,CB. Người HN sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu khi KB,CB. Vi phạm quyền NB; Lợi dụng chức vụ quyền hạn để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể NB. Tẩy xoá sửa chữa hồ sơ bệnh án (HSBA) làm sai lệch thông tin về KB,CB. Gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm người HN. Ngăn cản hoặc cố ý KB,CB bắt buộc. Công chức, viên viên chức Y tế tham gia thành lập cơ sở KB,CB hoạt động luật doanh nghiệp. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong KB,CB.

Quyền và nghĩa vụ của NB: Được KB,CB có chất lượng phù hợp điều kiện thực tế. Tôn trọng bí mật riêng tư. Được lựa chọn trong KB,CB. Được cung cấp thông tin về HSBA và chi phí KB,CB Được từ chối và ra khỏi cơ sở KB,CB. Người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chưa đủ 6 tuổi đến 18 tuổi có người đại diện hợp pháp để quyết định việc KB,CB; nếu trong cấp cứu chưa có người đại diện thì người đứng đầu cơ sở KB,CB có trách nhiệm quyết định cho NB và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó. NB phải có nghĩa vụ tôn trọng người HN; chấp hành quy định, nội quy trong KB,CB (cả người nhà NB); phải chi trả chi phí KB,CB.

Điều kiện HN: Các đối tượng sau làm việc tại cơ sở công lập và ngoài công lập phải có chứng chỉ HN (CCHN) mới được HN: Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, người có bài thuốc gia truyền; Có bằng cấp CM phù hợp loại hình HN; Có xác nhận quá trình thực hành: Đối với BS 18 tháng; YS 12 tháng; ĐD, HSV, KTV 09 tháng; CCHN được cấp một lần và có giá trị phạm vi cả nước; Chỉ cấp lại khi CCHN bị mất hoặc hư hỏng.

CCHN bị thu hồi khi: Cấp không đúng thẩm quyền; Không hành nghề trong thời gian 02 năm liên tục; Có sai sót CM gây hậu quả nghiêm trọng SK, tính mạng NB. Không cập nhật kiến thức CM trong 02 năm liên tục; Không đủ SK; Vi phạm pháp luật;

Quyền của người HN: Được nâng cao năng lực CM; Được bảo vệ khi xảy ra tai biến và không chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy trình CM mà vẫn xảy ra tai biến; Nếu bị đe doạ tính mạng được phép tạm lánh sau đó phải báo cáo người đứng đầu cơ sở KB,CB hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

Nghĩa vụ của người HN: Với NB phải cấp cứu kịp thời, tôn trọng NB; với nghề nghiệp: Thực hiện quy định CM; với đồng nghiệp: hỗ trợ, tôn trọng, bảo vệ uy tín; với xã hội: tham gia giáo dục sức khoẻ cộng đồng; thực hiện đạo đức nghề nghiệp.

Các hình thức hành nghề KB,CB: Bệnh viện; cơ sở giám định Y khoa; phòng khám đa khoa; PK chuyên khoa; BS gia đình; phòng chẩn trị YHCT; nhà hộ sinh; cơ sở chẩn đoán; cơ sở dịch vụ YT; trạm y tế cấp xã; các hình thức khác.

Điều kiện để cơ sở KB,CB được phép hoạt động: QĐ thành lập (Đối với cơ sở công lập) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Có giấy phép HĐ của cấp có thẩm quyền: BYT; SYT. Người đứng đầu phải có thời gian thực hành từ 36 tháng trở lên. Giấy phép hoạt động cấp cho cơ sở một lần; thay đổi quy mô xin điều chỉnh; mất hỏng xin cấp lại.

Quyền của cơ sở KB,CB: Khám SK định kỳ; khám SK học tập, LĐ, tuyển dụng. Được từ chối KB,CB khi tiên lượng bệnh quá khả năng CM, trái phạm vi hoạt động, trái quy định pháp luật; nhưng phải thực hiện sơ cấp cứu khi NB ổn định mới chuyển đến cơ sở khác phù hợp. Được thu các khoản chi phí KB,CB theo quy định của pháp luật. Được hưởng các khoản ưu đãi khi KB,CB theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của cơ sở KB,CB: Tổ chức cấp cứu, KB,CB kịp thời; thực hiện nghiêm các quy định CM,KT; công khai thời gian làm việc; niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá niêm yết; đảm bảo quyền và nghĩa vụ của NB và người HN; đảm bảo điều kiện cần thiết làm việc. Chấp hành quyết định huy động khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh....

Quy định về lưu trữ và sao chép HSBA: HSBA là tài liệu Y học và tài liệu pháp lý; mỗi NB chỉ có một HSBA trong mỗi lần KB,CB tại cơ sở KB,CB. Lưu trữ HSBA theo các cấp độ mật; HSBA thường lưu trữ ≥10 năm; HSBA tai nạn ≥15 năm; HSBA tâm thần, tử vong ≥20 năm. Nếu lưu HSBA bằng bản điện tử phải có bản dự phòng; người đứng đầu cơ sở quyết định cho phép khai thác HSBA.

Những trường hợp được phép khai thác HSBA: Học sinh, sinh viên, nghiên cứu viên, người HN, đại diện cơ quan QLNN về YT, cơ quan điều tra, viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành YT, cơ quan Bảo hiểm, Giám định Y khoa, luật sư. Chỉ được mượn tại chỗ đọc hoặc sao chép tại chỗ phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép. NB được quyền nhận bản tóm tắt nếu có yêu cầu bằng văn bản. Chỉ sử dụng HSBA sao đúng mục đích và giữ bí mật thông tin của NB.

Giải quyết NB không có người nhận: Phải tiếp nhận và KB,CB; tiến hành kiểm kê và lập biên bản lưu giữ tài sản ngay khi NB vào viện; thông báo cho công an hoặc UBND xã trên địa bàn; Trẻ sơ sinh hoặc NB ổn định phải thông báo cho ngành LĐ,TB&XH. Người bệnh tử vong phải chụp ảnh, lưu giữ mô, làm các thủ tục khai tử và mai táng, ghi sơ đồ mộ chí. Cấp chứng tử; hoàn chỉnh HSBA; kiểm thảo tử vong.

Bắt buộc chữa bệnh: NB mắc các bệnh thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A (Bại liệt; cúm A-H5N1, H1N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Lassa hoặc Marburg; sốt Tây sông Nin; sốt vàng; bệnh tả; SARS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh); tâm thần kích động, trầm cảm có ý tưởng tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác.

Áp dụng kỹ thuật mới: BYT cho phép các kỹ thuật lần đầu áp dụng tại Việt Nam; SYT cho phép các kỹ thuật lần đầu áp dụng tại tỉnh, tại cơ sở.

Tai biến trong KCB: Hội đồng CM các cấp có chức năng xác định người HN có hay không có sai sót CM khi xảy ra tai biến trong KCB.

Không có sai sót CM là khi đã thực hiện đúng quy định về CM,KT; trong cấp cứu nhưng thiếu phương tiện kỹ thuật, thiếu nhân lực mà không thể khắc phục được; Bệnh mới chưa có quy định về CM để thực hiện; các trường hợp bất khả kháng khác. Trong trường hợp này cơ sở KCB và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại.

Có sai sót CM: người HN, cơ sở KB,CB phải bồi thường cho NB và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Các cơ sở KB,CB phải mua bảo hiểm trách nhiệm KB,CB. Khi đã mua bảo hiểm KCB nếu xảy ra tai biến mà xác định có sai sót chuyên môn thì cơ quan Bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng mua bảo hiểm trách nhiệm KCB của cơ sở và của người hành nghề.

Khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp trong KB,CB: Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hoà giải. Nếu hoà giải không thành thì khởi kiện tại toà án theo pháp luật. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về KB,CB là 05 năm kể từ khi sự việc xảy ra.

Người hành nghề khi xin cấp chứng chỉ hành nghề, cơ sở KB,CB xin cấp giấy phép hoạt động phải nộp lệ phí.

Khuyến khích các cơ sở KB,CB áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng (TQM hoặc ISO 9001-2008).

Lộ trình đến 01/01/2016 Tất cả người HN trong và ngoài công lập đều phải có CCHN mới được tham gia KCB. Các cơ sở KB,CB trong và ngoài công lập đều phải có giấy phép hoạt động mới được hoạt động.

Luật KB,CB có hiệu lực thi hành thì Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân ban hành năm 2003 hết hiệu lực./.

Bs. Vũ Văn Cẩn-  Phó Giám đốc Sở Y tế