Hiện nay, dịch bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh Tây Nguyên và có nguy cơ lây lan sang một số tỉnh lân cận. Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường Để hiểu rõ hơn về bệnh này, phóng viên có cuộc trao đổi với Bác sỹ Đỗ Thị Thanh thủy – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:

     Phóng viên : Xin Bác sỹ cho biết bệnh bạch hầu là gì và tình hình bệnh hiện nay ?

   Bác sỹ Đỗ Thị Thanh Thủy : BẠCH HẦU1 bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch hầu: Đường lây truyền, biểu hiện lâm sàng và cách phòng ...

    Về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam: Tình hình bệnh bạch hầu đang có dấu hiệu gia tăng, đến thời điểm này, số mắc đã gấp 3 lần năm ngoái, đồng thời bày tỏ quan ngại bệnh có khả năng lan rộng do tỷ lệ miễn dịch cộng đồng ở những vùng có dịch rất thấp. Đã có 63 ca bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh Tây Nguyên: Đăk nông, Đăk lắk, Gia Lai, Kontum. Chủ yếu thuộc các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ được xác minh chính xác tại các vùng này chỉ đạt 6%.

 

     Phóng viên: Vậy đường lây truyền và triệu chứng của bệnh như thế nào, thưa Bác sỹ?

    Bác sỹ Đỗ Thị Thanh Thủy : Thông thường vi khuẩn bạch hầu nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Do đó bạch hầu lây chủ yếu qua đường dịch tiết.

   Lây truyền trực tiếp: Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.

   Lây truyền gián tiếp: Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…

Bạch hầu lây nhanh thế nào và đây là 5 cách phòng chống Bạch hầu? - ảnh 1

   Triệu chứng của bệnh: Những dấu hiệu khởi phát của bệnh bạch hầu giống với cảm lạnh hoặc cảm cúm do thay đổi của thời tiết với các bệnh như viêm họng, viêm amidan,…

 Triệu chứng của bệnh diễn tiến trong khoảng 2 - 5 ngày sau khi bị lây nhiễm. Có những người không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào và cũng có những người biểu hiện nhẹ dễ nhầm lẫn với cảm lạnh bình thường.

 Dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất ở các bệnh nhân bạch hầu là các mảng màu trắng, có độ dày trong họng và amidan. Ngoài ra, còn kèm theo các biểu hiện sau đây: Sốt, vùng cổ nổi hạch to, viêm họng, da tái xanh, thường chảy nước bọt, ho nhiều.

Bạch hầu lây nhanh thế nào và đây là 5 cách phòng chống Bạch hầu? - ảnh 4

 Ngoài ra, khi bệnh tiến triển thêm sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Khó thở và khó nuốt, thị lực kém, nói lắp bắp, có biểu hiện sốc như da tái, lạnh run, đổ mồ hôi,…

 Bên cạnh đó, tùy theo vị trí bệnh bạch hầu phát triển sẽ có biểu hiện khác nhau:

 - Bạch hầu mũi trước: người bệnh sẽ có dấu hiệu sổ mũi, mủ ở mũi có thể kèm theo máu. Khi kiểm tra sẽ phát hiện giả mạc trắng nằm ở vách ngăn mũi. Nếu bệnh nhân cảm thấy mình chỉ xuất hiện những biểu hiện nhẹ thế này thì đây là dạng nhẹ do độc tố vi khuẩn không xâm nhập sâu vào máu.

- Bạch hầu họng và amidan: người bệnh có dấu hiệu đau rát cổ họng, bỏ ăn, sốt nhẹ và thường xuyên mệt mỏi. 3 ngày sau đó, vùng hậu và amidan sẽ mọc lên những mảng hoại tử tạo ra lớp giả mạc có màu trắng xanh, dai và có độ kết dính.

Một số người sẽ bị sưng vùng dưới hàm, hạch bên dưới cổ khiến cổ to ra. Nếu bệnh diễn tiến nặng mạch bệnh nhân sẽ đập nhanh, người đờ đẫn và rơi vào hôn mê. Nếu người bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ tử vong vì độc tố vi khuẩn gây nhiễm độc toàn thân.

- Bạch hầu thanh quản: đây là dạng bệnh có mức độ nguy hiểm cao và có tốc độ tiến triển nhanh nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao, giọng khàn, ho nhiều. Kết quả thăm khám cho thấy hình ảnh xuất hiện nhiều giả mạc nơi thanh quản.

- Bạch hầu tại các vị trí khác: trường hợp này hiếm gặp hơn những loại vừa kể trên. Bệnh nhân bạch hầu da sẽ xuất hiện vết loét, niêm mạc mắt, cơ quan sinh dục và ống tai.

     Phóng viên: Có những biện pháp gì giúp cộng đồng phòng, chống bệnh bạch hầu?

     Bác sỹ Đỗ Thị Thanh Thủy : Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm với nhiều biến chứng nguy hiểm, để chủ động phòng bệnh người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

 Một là: Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.

 Hai là: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

 Ba là: Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

 Bốn là: Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

 Năm là: Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

     Phóng viện: Xin cảm ơn Bác sỹ Đỗ Thị Thanh Thủy./.

Nguyễn Minh