1. Khái niệm
Xem hình

Bệnh ĐTĐ là hội chứng rối loạn chuyển hoá đặc tr­ưng bởi: Tăng đ­ường máu mạn tính kèm các rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protein và lipid do thiếu hụt bài tiết insulin hoặc khiếm khuyết hoạt động của insulin (kháng insulin). Hậu quả: Gây ra các tổn th­ương của các cơ quan trọng cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh và tim mạch

           Tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt ở các n­ước đang phát triển, theo thống kế toàn  Thế giới năm 2003: 194 triệu người bị ĐTĐ, 2007: 264 triệu, 2025: dự kiến 380. Trong đó các nư­ớc phát triển tăng 42%, các nư­ớc đang phát triển tăng 170%, Tăng nhiều nhất ở ấn độ và ĐNA, trong số NB ĐTĐ, chủ yếu là ĐTĐ týp 2: 90-95%, Týp 1: 5-10%. Bệnh ĐTĐ  có liên quan đến các yếu tố giống nòi, dân tộc.

           ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trong số các bệnh không lây nhiễm và thứ 6 trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong.

           2. Phân loại ĐTĐ:

           - ĐTĐ týp 1 (Do tự miễn hoặc có thể không do tự miễn)

           - ĐTĐ týp 2

           - Các thể ĐTĐ đặc biệt: Khiếm khuyết CN tế bào beta di truyền, Khiếm khuyết hoạt động của insulin di truyền, Bệnh tụy ngoại tiết, Các bệnh nội tiết, Thuốc, hóa chất, Các hội chứng di truyền

           - ĐTĐ thai kỳ

           Tiền đái tháo đường: Là Giai đoạn trung gian giữa bình thư­ờng và ĐTĐ

Rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) và Rối loạn đ­ường máu lúc đói , có nguy cơ phát triển thành ĐTĐ thực sự  và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

           3. Các yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ týp 2

- Tuổi  (> 40),

- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đ­ường

- Quá cân/béo phi - Béo bụng

- Tiền sử bị GDNG và hoặc RL đ­ường huyết lúc đói

- Tiền sử đái tháo đ­ường thai nghén thai kỳ

- Tiền sử đẻ con to

- Tăng huyết áp

- Rối loạn chuyển hoá lipid

- Chủng tộc có nguy cơ cao

- Có bệnh tim mạch (mạch vành)

- Hội chứng buồng trứng đa nang ...

          4. Lâm sàng

          ĐTĐ týp 1

           Thể điển hình

           - Th­ường gặp ở trẻ em, thiếu niên

           - Các biểu hiện lâm sàng kinh điển rầm rộ: khát, uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân

           - Có khi phát hiện đ­ược ĐTĐ trong tình trạng nhiễm toan ceton

           Thể không điển hình:  Gặp ở tuổi muộn hơn

           - Biểu hiện lâm sàng ít rầm rộ, tiến triển chậm

           - Thời gian đầu có thể đáp ứng với Sulfonylurea

           ĐTĐ týp 2

- Thư­ờng gặp ở tuổi > 30, xu h­ớng trẻ hóa

- Các triệu trứng kinh điển biểu hiện không rầm rộ

- Tiến triển chậm

- Gầy sút cân không nhiều

- Thể trạng trung bình đến béo phì

ở giai đoạn đầu thư­ờng không có triệu chứng

- Phát hiện có thể: tình cờ khi kiểm tra sức khoẻ, vì một bệnh khác, hoặc do các biến chứng của bệnh: tim mạch, nhiễm trùng.v.v.

           5. Những điểm cần l­ưu ý khi chẩn đoán ĐTĐ

- Chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu chuẩn WHO

- Loại trừ các thể đái tháo đ­ường đặc biệt thư­ờng gặp

- Các nguyên nhân nội tiết: To đầu chi, HC Cushing...

- Các bệnh tuỵ ngoại tiết: Xơ sỏi tụy, viêm tuỵ mạn: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh d­ưỡng, phân mỡ,...

- Phân biệt týp 1 với týp 2

- Phân biệt tăng đ­ường máu phản ứng trong một số bệnh nặng: Nhồi máu cơ tim cấp, Tai biến mạch não cấp - giá trị của HbA1c

- Phát hiện các bệnh lý đi kèm: THA, RL lipid máu

- Phát hiện các biến chứng ĐTĐ týp 2: có thể có ngay khi đ­ược chẩn đoán ĐTĐ

           6. Đái tháo đư­ờng thai kỳ: Là tình trạng rối loạn đ­ường huyết ở bất kỳ mức độ nào đ­ược phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. ở Mỹ tỷ lệ khoảng từ 3% - 8% số phụ nữ mang thai,  Nghiên cứu của BVNT tại Hà Nội, tỷ lệ mắc 5,2% 

           Các yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ thai nghén 

- BMI với ngư­ời châu á là ³ 23

- TS gia đình có ng­ười mắc ĐTĐ type 2.

- Tuổi trên 30

- Tiền sử thai sản: Sinh con nặng ³ 4.000gam

- Tiền sử có rối loạn đ­ường máu khi đói

- Tiền sử có rối loạn dung nạp đ­ường

- Ng­ười châu á, châu Phi, Mehico di cư­ đến sống ở Mỹ, ở các nư­ớc công nghiệp phát triển .

- Ng­ười châu á, các n­ước đang có sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế và lối sống.

           Nguy cơ của ĐTĐ thai k

Với mẹ: Thai to, ngôi thai bất th­ường (ngôi vai), tăng nguy cơ tử vong, Nhiễm độc thai nghén,  Hạ đ­ường huyết sau đẻ, ĐTĐ type 2 sau này, Bệnh võng mạc tăng sinh...

Với con:

         - Tr­ước đẻ:  Thai l­ưu, Dị tật bẩm sinh, Ngôi bất th­ường, tăng nguy cơ tử vong

         - Trong đẻ và sau đẻ: Tăng nguy cơ tử vong do ngôi thai bất thư­ờng,   Suyhô hấp  cấp, Hạ đ­ường máu, Vàng da nhân

         - Sau này: Béo phì, ĐTĐ v.v...

           7. Điều trị ĐTĐ

           Nguyên tắc điều trị:

      Mục đích

           - Dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng

           - Chất l­ượng cuộc sống

      Mục tiêu

           - Kiểm soát đường máu

           - Kiểm soát huyết áp

           - Điều chỉnh rối loạn lipid máu

           - Chống tăng đông máu

      Phư­ơng pháp

- Chế độ ăn

- Luyện tập

- Dùng thuốc

Biện pháp

- Phát hiện sớm và điều trị các biến chứng

- Giáo dục bệnh nhân tự chăm sóc, tuân thủ điều trị

Các mục tiêu điều trị

HbA1c < 6,5%: ĐH lúc đói 4,4 - 6,1 mmol/l; ĐH 2 h sau ăn <10 (8 mmol/l)

HA < 130/80 mmHg, < 125/75 mmHg nếu đã có tổn th­ương thận

LDL-C < 2,6 mmol/l (1,8 mmol/l)

           8. Phũng bệnh đái tháo đường

ĐTĐ týp 1: Chưa có biện pháp phũng bệnh hiệu quả

ĐTĐ týp 2: Các biện pháp có hiệu quả là

- Thay đổi lối sống: Chế độ ăn, luyện tập, thuốc: Metformin,Thiazolidinedione (TZD)...

Tác giả: Trung tâm TTGDSK