I,ĐẶT VẤN ĐỀ:Đục bao sau thể thủy tinh (TTT) thường xảy ra sau phẫu thuật lấy TTT ngoài bao có hay không có đặt TTT nhân tạo hậu phòng. Khi đó gây cản trở ánh sáng đi vào võng mạc với các mức độ khác nhau làm cho thị lực ngày càng giảm sút hay còn gọi là mù “tái phát”. Đục bao sau TTT là một trong những nguyên nhân nhân làm giảm đáng kể chức năng thị giác của bệnh nhân sau phẫu thuật đục TTT.

Vì vậy trên thế giới cũng như trong nước nhiều bác sĩ đã quan tâm tới vấn đề này và đi sâu nghiên cứu đua ra các phương pháp nhằm mang lại chức năng thị giác tốt hơn đối với nhữrng BN bị bệnh này bằng cách phẫu thuật cắt bao sau hoặc Lazer bao sau.

Trước đây phương pháp điều trị chủ yếu là cắt bao sau bằng phẫu thuật nội nhãn; Phương pháp Lazes Nd YAG chỉ được tiến hành ở các cơ sở nhãn khoa lớn. Đây là phương pháp điều trị không cần phẫu thuật nội nhãn (phẫu thuật có nhiều nguy cơ  biến chứng nhiễn trùng nội nhãn)  mà dùng năng lượng Lazer Neodynium-Yttrium- Aluminum- Galet ( Lazer Nd YAG) làm rách màng bao sau, phá vỡ sự ngăn cản hình ảnh của vật đi vào trong mắt giúp nhìn tốt hơn.

Được sự giúp đỡ của tổ chức ORBIS Bệnh viện Mắt Ninh Bình đã  được đào tạo và cung cấp máy  Lazes Nd YAG và triển khai điều trị đục bao sau TTT bằng Lazer Nd YAG tại tỉnh từ năm 2010 nhằm mục đích:

1, Giảm tỉ lệ mù loà tái phát do đục bao sau cho bệnh nhân đã mổ đục TTT;

2, Rút ra một số nhận xét đánh giá nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị đục bao sau trên mắt đã mổ đục TTT bằng phương pháp Lazer Nd YAG.

II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1, Đối tượng nghiên cứu:

- Tất cả Bn đã mổ đục TTT có đục bao sau đến khám tại BVM Ninh Bình không phân biệt tuổi và giới tính;

- Loại trừ Bn giảm thị lực (TL) do bệnh lí khác như bong võng mạc, bệnh đáy mắt; mới mổ chưa được 3 tháng; Bn có sẹo giác mạc nhiều, bn đang có viêm nhiễm cấp tính tại mắt và Bn không phối hợp hay màng bao sau đục dày( độ IV)

2, Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu

* Tiến hành lựa chọn bệnh nhân: Bn có màng bao sau TTT bị đục chia 4 mức độ tuỳ theo mức độ đục ảnh hưởng nhiều hay ít đến thị lực và loại trừ những Bn không thực hiện được bằng P.P lazer Nd YAG. Sau đó làm HSBA bao gồm các tiêu chí để đánh giá trước và sau điều trị như thử Thị lực( TL), đo nhãn áp( NA).

- Cánh thức tiến hành: Nhỏ dãn đồng tử, tê bề mặt bằng Dicain 1% sau đó cho BN ngồi vào máy Lazer Nd YAG cố định nhãn cầu, đièu chỉnh các thông số để Lazer bao gồm khoảng cách và năng lượng Lazer cho phù hợp với từng mắt BN và tiến hành Lazer phá vỡ màng bao sau bị đục theo hình con tem hay chữ thập hay cây thông.    

- Thống kê, xử lý số liệu rút ra nhận xét đánh giá kết quả thực hiện.

III, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:

Trong 2 năm 2010- 2011 tại BVM tỉnh Ninh Bình đã thực hiện lazer cho 191 bệnh nhân với 241 mắt kết quả cụ thể  như sau:

Số lượng và giới tính: Tỉ lệ Bn đục bao sau tới điều trị còn rất ít chỉ chiếm 1,5 %( 241/1500 ). Nữ nhiều hơn nam(chiếm khoảng 66 - 67%)

Về tuổi của Bn: Đa số là người trên 50 tuổi( 226 Bn chiếm 93%) nhiều hơn với tỉ lệ  Bn bị đục TTT (70%) phù hợp mổ nhiều tỉ lệ đục bao sau cũng nhiều nhưng mặt khác cho thấy số lượng Bn trẻ chưa được biết đến hay đã đi điều trị ở tuyến trên.

Kết quả về thị lực:

Thị lực

Số lượng

 

 

Tỉ lệ(%)

 

 

Thị lực tăng

 

 

220

 

 

91,28

 

 

Thị lực không tăng

 

 

  21

 

 

  8,71

 

 

Tổng

 

 

241

 

 

 

 

 

     Hầu hết bn điều trị đều có thị lực tăng chiếm hơn 91 %, số TL không tăng đều do có bệnh khác kèm theo như bị Gloocoom, thoái hóa võng mạc hoàng điểm, màng bao sau đục quá dày.

Như vậy kỹ thuật Lazer YAG lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Bệnh Viện Mắt Ninh Bình đã mang lại hiệu quả rất tốt  ( 91 % ) TL được cải thiện. Điều đáng nói người dân Ninh bình đã được hưởng vụ kỹ thuật cao mà không phải đi tuyến trên tốn nhiều tiền của và công sức.

Đây là một phương pháp điều trị không đau, tốn ít thời gian và đặc biệt tránh được nguy cơ nhiễm trùng.

Tuy nhiên số lượng Bn đến điều trị còn rất ít do người bệnh chưa biết được “ Mù tái” phát sau mổ đục TTT có thể chữa được nhất là chữa nhanh chóng, đỡ tốn kém và mang lại kết quả cao ngay tại Bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Bình vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động để người bệnh được khám và điều trị góp phần nâng cao chất lượng sống và tạo niềm tin cho người dân về công tác giải phống mù lòa của các cán bộ y tế tỉnh nhà./.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Bs . Tô Thị Hoa-PGĐ Bệnh