Hiện nay số lượng trẻ thừa cân, béo phì ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Thừa cân béo phì ngoài những nguy cơ tiềm ẩn như tăng huyết áp, tiểu đường... trẻ bị béo phì cũng sẽ chịu ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là hết sức cần thiết, giúp cho trẻ phát triển thể lực tốt hơn, phòng tránh các bệnh mạn tính sau này.
![]() |
Với tâm lý “ăn nhiều mau lớn” cộng với cuộc sống vật chất ngày một khá hơn, các bậc phụ huynh đều tăng cường bồi dưỡng cho con. Bên cạnh những yếu tố như di truyền hoặc bị ảnh hưởng từ trong bụng mẹ, thì chế độ dinh dưỡng giàu lipit (mỡ, thịt) và chất bột đường cũng gây béo phì ở trẻ. Thói quen ít vận động, ăn nhiều vào bữa tối và ăn khi xem TV cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Ngoài những nguy cơ như: bệnh tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp… sớm hơn trong độ tuổi trưởng thành, sự phát triển chiều cao của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lượng mỡ trong cơ thể càng cao, các chức năng nội tiết và chuyển hóa của trẻ càng rối loạn, trẻ càng dễ dậy thì sớm, và sự phát triển chiều cao sẽ dừng lại khi giai đoạn dậy thì hoàn tất. Do vậy Dinh dưỡng được xem như yếu tố hàng đầu giúp trẻ tăng trưởng chiều cao một cách hiệu quả nhất. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần có đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất bột đường, chất béo, protein, vitamin khoáng chất và các chất xơ… Nên hạn chế tối đa muối, đường và giảm béo trong khẩu phần ăn của trẻ.
Nguyên tắc dinh dưỡng chung của trẻ thừa cân – béo phì là ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong ngày (tinh bột, đạm, béo, rau, quả), tuy nhiên nên hạn chế các thức ăn béo, ngọt, phủ tạng (da, óc, tim, cật, gan, lòng…), hạn chế ăn vặt, hạn chế ăn sau 19 giờ tối
- Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.
- Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
- Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.
- Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.
- Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối
- Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý cho con ăn thêm hoa quả và các loại thực phẩm không béo, các loại thực phẩm “đốt cháy” chất béo để trẻ không bị tăng cân quá mức như:
Táo: táo chứa phục vụ bình quân gần 14 gam carbohydrate và 1,4 gam xơ thực phẩm. Họ nhà táo được cho là không có các chất béo và tinh bột.
Chuối: Chuối có chứa nhiều carbohydrates giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, loại hoa quả này còn không làm cơ thể béo phì.
Cà chua: Cà chua có tác dụng rất tốt trong chống ung thư. Với trẻ, cha mẹ nên dùng cà chua để nấu ăn chứ không nên cho trẻ ăn sống.
Quả chà là: Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa trong cơ thể và lại giàu carbohydrate và chất xơ.
Những điều nên tránh:
Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga
Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường
Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.
Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.
Tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.