Thiếu vitamin A do các nguyên nhân: Bữa ăn không cung cấp đủ vitamin A, khẩu phần thiếu dầu, mỡ (giúp hấp thu vitamin A ở ruột), bị các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…Ở tuổi học sinh, bị nhiễm giun đũa, giun tóc nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin A.
Xem hình

1. Vai trò của Vitamin A trong cơ thể:

Vitamin A có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như: giúp cơ thể trưởng thành, bảo vện hệ thống niêm mạc, giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật…Thiếu vitamin A là cho cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, quáng gà và nếu nặng có thể loét giác mạc dẫn tới mù hòa vĩnh viễn.

Thiếu vitamin A hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng tuổi học sinh và nhất là bà mẹ có thai, cho con bú cũng dễ bị thiếu vitamin A.

Thiếu vitamin A do các nguyên nhân: Bữa ăn không cung cấp đủ vitamin A, khẩu phần thiếu dầu, mỡ (giúp hấp thu vitamin A ở ruột), bị các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…Ở tuổi học sinh, bị nhiễm giun đũa, giun tóc nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin A.

Biểu hiện sớm của bệnh thiếu vitamina là quáng gà. Quáng gà là tình trạng nhìn kém hoặc không nhìn được vào lúc chập choạng tối (lúc gà lên chuồng). Nếu có biểu hiện trên, cần được khám và điều trị ngay ở trạm y tế.

2. Phòng chống thiếu vitamin A:

-       Đảm bảo trẻ được bú mẹ theo hướng dẫn.

-       Trẻ em từ 6 đến 36 tháng cần được uống vitamin A 6 tháng một lần để phòng bệnh. Những trẻ bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cần được uống vitamin A theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

-       Đa dạng hóa bữa ăn: Bữa ăn hằng ngày cần có:

+        Thức ăn nguồn động vật (giàu vitaminA ) như thịt, cá, trứng, sữa….. 

+        Thức ăn nguồn thực vật (giàu Caroten khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A) bao gồm những loại rau có màu xanh đậm và  loại củ, quả có màu vàng, màu đỏ (xem bảng 2 “thức ăn giàu vitamin A”) 

-       Thực  hiện tiêm chủng đầy đủ để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nhất là bệnh sởi và giữ vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun.

Bảng  Thức ăn giàu carôten/vitamin A

Thức ăn giàu carôten (thực vật) xếp từ cao xuống thấp

1. Gấc

11. Rau dền đỏ

21. Rau bí

2. Rau ngót

12. Lá lốt

22. mồng tơi

3. Rau húng

13. Mùi tàu

23. Hồng đỏ

4. Tía tô

14. Rau thơm

24. xanh

5. Rau dền

15. Rau dền trắng

15. Rau khoai lang

6. Carốt

16. Cải thìa

26. Cải soong

7. Cần tây

17. Rau ngổ

27. Hẹ lá

8. Rau đay

18. Rau muốn

28. Dưa bở

9. Kinh giới

19. Đu đủ chín

29. Quýt

10. Dưa hấu

20. Cần ta

30. Hồng ngâm

Thức ăn giàu vitamin A (động vật) xếp từ cao xuống thấp 

1.      Gan gà

2.      Trứng vịt lộn

11 . Pho mát

3.      Gan lợn

4.      Trứng gà

12. Thịt ngỗng

5.      Gan bò

6.      Bơ

13. thịt vịt

7.      Gan vịt

8.      Trứng vịt

14. cá chép

9.      Lươn

    10. Sữa bột

15. Bầu dục lợn

Tác giả: Trung tâm TTGDSK