Loãng xương là một bệnh giảm khối lượng xương, tổn thương vi cấu trúc của xương gây hậu quả làm tăng nguy cơ gãy xương.
Xem hình
Hình ảnh xương bình thường và xương loãng do thiếu canxi.

Là một bệnh mạn tính do nhiều yếu tố, tiến triển thầm lặng nhiều năm. Vì không có triệu chứng cho đến khi gãy xương xảy ra nên ít người được chẩn đoán ở thời điểm điều trị có hiệu quả. Loãng xương không chỉ có tỷ lệ bệnh cao mà nó còn làm giảm chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ sau mãn kinh và những người trên 65 tuổi cả nam và nữ. Nó có thể gây ra gãy xương với chấn thương rất nhẹ hoặc gãy xương tự phát. Loãng xương là vấn đề dịch tễ toàn cầu: Trên thế giới có khoảng trên 200 triệu nười bị loãng xương; 20% bệnh nhân gãy cổ xương đùi chết trong vòng một năm; 95% bệnh nhân gãy cổ xương đùi phải nhập viện chăm sóc đặc biệt với chi phí rất cao. Một điều đáng tiếc là trên 90% phụ nữ có nguy cơ gãy xương cao do loãng xương mà không được điều trị kịp thời.

Biểu hiện của loãng xương:

Biểu hiện của loãng xương chủ yếu là gãy xương. Gãy xương xảy ra sau một chấn thương nhẹ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

- Đau lưng cấp xảy ra sau khi cúi hoặc nâng một vật đột ngột hoặc sau khi ho.

- Nhưng gẫy đốt sống có thể không có chiệu trứng chỉ biểu hiện gù dần dần, vị trí thường gặp nhất là đốt sống ngực12 và thắt lưng 1.

- Đau thường liên quan đến cử động, đau khu trú vùng xương gãy nhưng có thể lan ra phía trước bụng.

- Đau thường kéo dài 4-6 tuần.

- Trong một số trường hợp gãy đốt sống không đau mà biểu hiện giảm chiều cao. Gãy một đốt có thể giảm 1cm chiều cao, gãy nhiều đốt có thể giảm 10-20cm chiều cao, xương xườn có thể chạm vào mào chậu.

- Gãy đầu dưới xương quay và đầu trên xương đùi thường sau khi bị ngã

+ Những yếu tố gây ra ngã: Mát kém, giảm phối hợp động tác, bệnh khớp, bệnh thần kinh, dùng thuốc an thần và một số thuốc khác thường gặp ở người già.

- Ngã về phía trước thường gây gãy đầu dưới xương quay, còn ngã về phía sau thường gây gãy cổ xương đùi.

Những yếu tố nguy cơ gây loãng xương:

Ngoài những yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây loãng xương ở trên còn một số các yếu tố sau:

1/ Di truyền:

- Tiền sử gia đình có người gãy xương do loãng xương

- Người không bị thoái khớp

2. Nhân trắc học: Người thấp, bé, nhẹ cân, gầy yếu

3. Hoormon:

- Nữ bị nhiều hơn nam

- Mãn kinh sớm

- Có kinh muộn

- Người chưa sinh đẻ

- Mất kinh do gắng sức

4. Chế độ ăn:

- Thiếu canxi

- Nhiều protein

5. Lối sống:

- Tĩnh tại, ngồi nhiều

- Hút thuốc

6. Mắc bệnh và dùng thuốc

- Cắt dạ dày, cường cận giáp, viêm khớp dạng thấp, cường giáp, hội chứng Cushing

- Điều trị corticoid

- Bệnh thần kinh: Tai biến mạch máu não, parkinson...

Phòng Bệnh Loãng xương:

- Phải ăn đủ Canxi và vitamin D trong chế độ ăn để bộ xương được xây dựng và duy trì vững chắc

- Nhu cầu tối thiểu Can xi và vitamin D mỗi ngày như sau:

Tuổi

Can xi

Vitamin D

Nam từ 11 đến 18 tuổi

1 000mg

400 IU

Nữ từ 11 đến 18 tuổi

800 mg

400 IU

Người từ 19 đến 65 tuổi

700 mg

400 IU

Người trên 65 tuổi

700 mg

800 IU

Phụ nữ cho con bú

1 200 mg

400 IU

Hàm lượng Canxi trong  một số thức ăn

Thức ăn

Gam

Canxi (m)

Cua đồng

100

5040

Tép khô

 

2000

Sữa bột không béo

 

1400

Ốc các loại

 

1300

Vừng

 

1200

Tép gạo

 

910

Phomats

 

760

Rau dền

 

250

Sữa chua

 

143

* Điều trị loãng xương:

Hiện tại có nhiều thuốc điều trị loãng xương hiệu quả:

Ghi nhớ: một mình can xi không thể điều trị được loãng xương.

- kèm theo các chế độ ăn và luyện tập. Hạn chế uống các nước giải khát như rượu, bia  và hút thuốc lá...

* Chế độ luyện tập:

- Tập tạ nhỏ và các bài tập về sức bền: Chạy nhẹ, đi bộ. leo cầu thang, khiêu vũ, thái cực quyền

 

- Tập luyện là biện pháp hữu hiệu phòng và điều trị loãng xương.

Bác sĩ Nguyễn Thị Chung - Trưởng khoa Nội E - Bệnh viện Đa khoa tỉnh