1. ĐẠI CƯƠNG VÀ BỆNH SINHViêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp có liên quan với bệnh vảy nến.Tỷ lệ viêm khớp vảy nến chiếm 10-30% bệnh nhân bị vảy nến: 80% trường hợp có viêm khớp xuất hiện sau tổn thương vảy nến; 15% xuất hiện đồng thời và 10% trường hợp viêm khớp xuất hiện trước khi có tổn thương da.
![]() |
Diễn biến: phá huỷ khớp dẫn đến mất chức năng vận động.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến hiện nay vẫn còn chưa rõ, các nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng tốc độ chu chuyển da (turn over của da), dẫn đến sừng hóa da và móng. Quá trình viêm với sự tham gia của các tế bào miễn dịch (lympho T) và cytokin (TNF α), các yếu tố tăng trưởng và tân sinh mạch ở cả da, khớp và các điểm bám tận. Ba yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với quá trình sinh bệnh di truyền, miễn dịch và môi trường.
- Di truyền: tỷ lệ cao ở các cặp song sinh (70%) và cận huyết thống. Có liên quan với kháng nguyên HLA B27, HLA B38, HLA B39, HLA DR4, HLA Cw6, HLA Dw3…
- Miễn dịch:
+ Gia tăng hoạt động của bổ thể, lympho T, tế bào đơn nhân, đại thực bào
+ Gia tăng sản xuất các cytokines (IL1β, IL 6, TNFα, v.v…), kháng thể kháng keratin.
- Môi trường: nhiễm trùng (Streptococcus, HIV,...) và chấn thương được coi là yếu tố thúc đẩy bệnh vảy nến và cả viêm khớp vảy nến.
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
a) Triệu chứng lâm sàng
- Viêm khớp:
+ Thể viêm ít khớp: thường là các khớp lớn (80%)
+ Thể viêm khớp ngoại biên đối xứng (25%)
+ Thể viêm khớp trục (cột sống và khớp cùng chậu) (10%)
+ Thể viêm các khớp liên đốt xa (10%)
+ Thể viêm khớp ngoại biên biến dạng nặng (5%)
Một số hình ảnh tổn thương trong bệnh viêm khớp vẩy nến:
Tình trạng khớp liên đốt xa trong viêm khớp vẩy nến - Viêm khớp vẩy nến biểu hiện ở khớp liên đốt xa ngón tay thứ 3 và thứ 5 (mũi tên). Chét móng (onycholysis) cũng được thấy ở hầu hết các móng tay. Ảnh: Dafna D Gladman, MD.
Viêm khớp vẩy nến - Bức ảnh bàn tay của bệnh nhân viêm khớp vẩy nến cho thấy các dấu hiệu sớm như tách (chét móng), sưng tấy và đỏ móng ở ngón tay trỏ và các khớp liên đốt xa ở ngón tay út. Ảnh: Daniel Z Sands, MD, MPH.
Viêm khớp biến dạng nặng (arthritis mutilans) – Arthritis mutilans trong bệnh viêm khớp vẩy nến với những biến dạng đáng kể và phá hủy các ngón. Ảnh: Peter H Schur, MD.
Arthristis mutilans trong bệnh viêm khớp vẩy nến - Hình ảnh điện quang cho thấy sự biến dạng và phá hủy đáng kể ngón tay ở bệnh nhân viêm khớp vẩy nến cổ điển và arthristis mutilans. Ảnh: Peter H Schur, MD.
Viêm khớp vầy nến - Hình ảnh bàn chân của bệnh nhân viêm khớp vẩy nến cho thấy sự tách móng (chét móng) sớm, sưng toàn bộ ngón chân thứ hai (viêm ngón chân), và một số tổn thương da vẩy nến. Ảnh: Daniel Z Sands, MD, MPH.
Sự thay đổi tuần tự của móng trong bệnh vẩy nến - Hình A: Móng tổn thương nhẹ được đặc trưng bằng các hốc rời rạc ở bản móng và tách (chét móng) sớm các cạnh bên của móng ra khỏi giường móng. Hình B: Tổ thương móng trung bình được biểu hiện bởi sự kết hợp giữa rỗ móng và chét móng xa tiến triển hơn; một phần ba phía xa của bản móng bây giờ bị tách ra khỏi giường móng. Hình C: Đây là hình thái tổn thương móng vẩy nến nặng nhất và ít phổ biến nhất, mà trong đó bản móng bình thường đã bị thay thế bởi khối sừng dầy. Ảnh: Richard D Sontheimer, DM. In: Resource Materials in Rheumatology, number 19: Nail changes in rheumatic diseases.
Tổn thương các gian đốt xa trong bệnh viêm khớp vẩy nến - Bệnh viêm khớp vẩy nến kết hợp với bất thường “bút chì trong chiếc cốc” ở các khớp liên đốt xa của ngón thứ nhất và thứ hai (mũi tên ngắn), cộng với sự thay đổi sớm của các khớp liên đốt xa ở ngón thứ tư. Những thay đổi khác bao gồm cứng khớp sớm ở khớp liên đốt xa của ngóa thứ năm (mũi tên dài) và sự phá hủy cổ tay. Ảnh: Dafna D Gladman, MD.
Vảy nến đang hoạt động | 2 điểm |
Tiền sử vảy nến | 1 điểm |
Tiền sử gia đình vảy nến | 1 điểm |
Viêm ngón tay hay ngón chân (khúc dồi) | 1 điểm |
Tiền sử ngón tay – chân khúc dồi | 1 điểm |
Tổn thương móng | 1 điểm |
Hình thành gai xương quanh khớp trên XQ | 1 điểm |
RF (-) | 1 điểm |
bacsinoitru