Hiện đang trong giai đoạn thời tiết giao mùa, nắng nóng, mưa nhiều; đồng thời cũng sắp bước vào dịp cao điểm du lịch hè 2025 với nhu cầu giao thương tăng cao, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 (có xu hướng gia tăng cục bộ tại một số địa phương). Theo Cục Phòng bệnh- Bộ Y tế trong tháng 3 năm 2025 về tình hình các bệnh truyền nhiễm lưu hành thường xuyên: (1) Sốt xuất huyết: Cả nước ghi nhận 4194 trường hợp mắc, 0 ca tử vong; số mắc giảm 1,2 lần so với tháng trước, số tử vong giảm 01. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 16.520 trường hợp mắc, 02 ca tử vong; (2) Tay chân miệng: Cả nước ghi nhận 4.134 trường hợp mắc, cao hơn 2,3 lần so với tháng trước. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 8.310 trường hợp mắc. 0 có ca tử vong: (3) Covid-19: Tính từ đầu năm 2025 đến tháng 4 năm 2025, Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trưởng hợp tử vong. Các địa phương ghi nhận số ca mắc gồm TP Hồ Chí Minh (34 ca), Hà Nội (19), Hải Phòng (21), Bắc Ninh(14), Nghệ An (17). Các địa phương còn lại có các ca rãi rác, chưa phát sinh những ổ dịch tập trung. Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19, Trung tâm Truyền thông- Giáo dục sức khoẻ Trung ương đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh công tác truyền thông, tổ chức các đoàn kiểm tra, giảm sát, đôn đốc địa phương, đơn vị về công tác truyền thông trong phòng, chống dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ cùng ngành Y tế chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, với những nội dung trọng tâm:
Theo đó, nội dung truyền thông: Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình diễn biến dịch bệnh truyền nhiễm tại địa phương nhất là sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19, tập trung giám sát tại các khu có ổ dịch đang lưu hành. Truyền thông về kế hoạch tiêm chủng cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng, các bệnh hiện nay chưa có vắc xin dự phòng cần chủ động xây dựng kế hoạch, phương án truyền thông khi có yếu tố nguy cơ xuất hiện trong cộng đồng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, khử trùng các bề mặt trẻ hay tiếp xúc, đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá.... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt khi đi làm vườn, lương rẫy...Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch. Khi bị sốt, hay có dấu hiệu xuất huyết...đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang khi đến nơi tập trung đông người, che miệng khi hắt hơi, rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc nhiều (dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà...). Thực hiện vệ sinh ăn, uống: ăn chín, uống chín; sử dụng nước sạch trong sinh hoạt không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không dùng chung khăn tay, vật dụng ăn uống, đồ chơi chưa được khử trùng. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho đơn vị y tế gần nhất.
Truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19: Ngoài truyền thông về tình hình, xu hướng, diễn biến, khuyến cáo của Bộ Y tế về dịch bệnh Covid-19, cần tập chung vào sự gia tăng biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron- một biến thể có khả năng lây lan nhanh, nhất là trong mùa hè- mùa du lịch thời điểm giao lưu, đi lại cao của người dân, gần đây có sự gia tăng các trường hợp mắc Covid-19 tại nước ta; tuy nhiên chưa có ghi nhận sự gia tăng các trường hợp nặng do biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron, mặc dù có khả năng lây lan nhanh chóng nhưng chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện không có cảnh báo mới đối với Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.
Về phương pháp truyền thông: Truyền thông theo nhóm nguy cơ nhất là tại các vùng khó khăn, vùng đồng bảo dẫn tộc thiểu số, bằng nhiều hình thức và bằng nhiều thứ tiếng phù họp với từng địa phương.
Truyền thông trên trang thông tin điện tử của Trung tâm, Cổng thông tin của Sở Y tế, Fanpage, Youtobe của đơn vị; phối hợp với cơ quan thông thông tấn, báo chí, đài phát thanh và truyền hình địa phương, hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng Covid-19.
Xây dựng các sản phẩm, thông điệp truyền thông về biện pháp phòng, chống dịch bệnh Xây dựng các sản phẩm, thông điệp truyền thông về biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19...phù hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ của từng địa phương.
Phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tại địa phương, hướng dẫn và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19, tại các cơ sở giáo dục, nhất là các tường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ; thực hiện tốt truyền thông học đường về phòng, chống dịch và tập chung tiêm vaccine phòng bệnh, phát hiện sớm ổ dịch, xử lý kịp thời.
Tài liệu truyền thông: Theo nhu cầu thực tế của các tỉnh, thành phố, chủ động sử dụng tài liệu truyền thông sẵn có của địa phương hoặc trung ương, ưu tiên những tài liệu truyền thông có thể truyền tải nhanh qua hệ thống truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội như video clip, clip phát thanh, tài liệu truyền thông dưới hình thức cập nhật, phù hợp.
Có thể tham khảo thêm thông tin và tài liệu truyền thông trên trang website của Bộ Y tế và Trung tâm Truyền thông- Giáo dục sức khoẻ Trung ương theo đường link:
https://moh.gov.vn/hoatdongcuadiaphuong//assetpublisher/gHbla8vOQDuS/content/kiểmsoát, ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm-Hoạt động của địa phương - Cổng thông tin Bộ Y tế
https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/thong-tinvetinhhinhdichbenhcovid19taivietnam?inheritRedirect=false&redirect=https%3A%2F%2Fmoh.gov.vn%3A443%2Ftintonghop%3Fppid%3D101INSTANCE_K20609qkZOqn%26pplifecycle%3D0%26ppstate %3 Dnormal%26p
https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/chuongungphovoidichcovid19?inheritRedirect=false&redirect=https%3A%2F%2Fmoh.gov.vn%3A443%2Ftintonghop%3Fp_p_id%3D101INSTANCE k20609qkZO
https://moh.gov.vn/en_US/hoatdongcualanhdaobo//asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/phan-loai-som-chuyen-tuyen-phu-hop-e-tranh-chuyen-nang-tu-vong-voi-tay-chan-mieng-sot-xuat-huyet inheritRedirect=false&redirect=http
http://t5g.org.vn/thông điệp phòng, chống sốt xuất huyết
http://t5g.org.vn/những điều cần biết để phòng chống bệnh Tay- chân- miệng
Diệu Thúy