Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Trong những năm qua (Giai đoạn: 2015 - 2020) ngành Y tế tỉnh Ninh Bình đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.

NHỮNG KẾT QUẢ CỤ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN: 2015 - 2020 

          A. THÀNH TÍCH THI ĐUA

- Huân Chương Lao động Hạng I: 01 tập thể;

- Huân Chương Lao động hạng II: 02 cá nhân;

- Huân Chương Lao động hạng III: 02 cá nhân;

- Cờ thi đua xuất sắc của: Thủ tướng Chính phủ 01 tập thể; Bộ Y tế 03 tập thể; UBND tỉnh 20 tập thể;

- Bằng khen của: Thủ tướng Chính phủ 11 tập thể; Bộ Y tế 24 tập thể, 91 cá nhân; UBND tỉnh 79 tập thể, 211 các nhân;

- Danh hiệu: 02 Thầy thuốc Nhân dân; 10 Thầy thuốc ưu tú; 02 Chiến sỹ thi đua toàn quốc; 20 Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh.

          B. MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT

1. Công tác lãnh đạo chỉ đạo: Triển khai, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 18, 19, 20, 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, đặc biệt là các chỉ tiêu do Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao về tỷ lệ bác sĩ/vạn dân, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.

3. Thực hiện tốt việc củng cố, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn: giảm 01 phòng thuộc Sở Y tế, 01 phòng thuộc Chi cục ATVSTP, giảm 09 đầu mối đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế từ 32 đơn vị năm 2015 xuống còn 23 đơn vị năm 2020, giảm 08 Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình so với năm 2015.; thực hiện đồng bộ nhiều giải nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao; đẩy mạnh cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn vị trực thuộc.

4. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý, điều hành.

5. Triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu trong khám, điều trị cho bệnh nhân.

6. Công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai chủ động và đồng bộ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, đặt biệt là dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

7. Vượt mức chỉ tiêu kế hoạch xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Trao đổi với Tiến sĩ Vũ Mạnh Dương, Giám đốc Sở Y tế, được biết: Xác định rõ tầm quan trọng của phong trào thi đua yêu nước, ngành Y tế đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể đối với từng phong trào thi đua. Phát huy những kết quả đã đạt được, giai đoạn 2020 - 2025 ngành Y tế tỉnh Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, coi đây là việc làm thường xuyên và trọng tâm để xây dựng đội ngũ cán bộ y tế vừa hồng, vừa chuyên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Đồng thời đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, tổ chức tốt các phong trào đi đua yêu nước gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành:

1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra; tập trung phát triển y học gia đình theo quy định của Bộ Y tế; đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và triển khai quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở.

2. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức và xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường; đầu tư phát triển các kỹ thuật cao, tiên tiến.

3. Đẩy mạnh công tác quản lý Dược và thiết bị y tế: Thực hiện tốt đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương, bảo đảm công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà thuốc trên toàn tỉnh; kiểm soát chặt chẽ thực phẩm chức năng và hàng hoá có nguy cơ gây hại cho sức khỏe; kiểm soát việc sử dụng thuốc, kinh doanh thuốc đã quá hạn sử dụng.

4.Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế: Giảm chi ngân sách thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh, tăng chi thường xuyên cho y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng; đẩy nhanh tiến độ giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 16/2015-NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong toàn ngành Y tế: Triển khai và sớm hoàn thiện sổ sức khỏe điện tử người dân, triển khai bệnh án điện tử, xây dựng bệnh viện thông minh, tiếp tục triển khai tốt dịch vụ công mức độ 3,4.

Tác giả: Nguyễn Minh