Hỏi đáp về các bệnh tiêm phòng

Bệnh viêm màng não do não mô cầu

Trả lời:

Bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì?

  • Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu gồm các týp A, B, C, Y và W135. Gần đây týp Y và W135 gặp nhiều hơn.
  • Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng ở vùng cận sa mạc Sahara dịch viêm màng não mủ thường xảy ra 2 năm một lần. Từ năm 1980 khoảng cách giữa các vụ dịch ngắn hơn và không đều. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên sống trong điều kiện đông đúc, chật hẹp như nhà tập thể, trường học, doanh trại v.v.v....

 

Bệnh viêm màng não do não mô cầu lây truyền như thế nào?

  • Vi khuẩn não mô cầu lây truyền từ người bệnh sang người lành qua những giọt nhỏ nước bọt của bệnh nhân khi ho và hắt hơi. Sự lây truyền vi khuẩn qua đồ vật không đáng kể.
  • Ở nước ta bệnh xuất hiện tản phát quanh năm. Nhưng có thể xảy ra dịch trong các tiết trời thu, đông và xuân, nhất là ở các xã vùng biên giới.

 

Dấu hiệu của bệnh là gì?

  • Sau thời gian ủ bệnh từ 2 10 ngày (thông thường từ 3- 4 ngày), bệnh khởi phát đột ngột với sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và cổ cứng. Các dấu hiệu khác đi kèm thường là li bì, mê sảng, hôn mê và co giật. Đào ban và ban xuất huyết nhỏ trên da là dấu hiệu quan trọng, tuy hiếm gặp. Có trường hợp biểu hiện trạng thái mệt lả, đột ngột xuất hiện các mảng xuất huyết và nhanh chóng xảy ra sốc.
  • Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nhiễm não mô cầu đều bị viêm màng não mủ, bởi có nhiều trường hợp vi khuẩn qua máu nhưng không tới được màng não để gây bệnh ở đó  mà bệnh nhân chỉ bị sốt và viêm mũi họng. Ở những địa phương có bệnh lưu hành thì số người nhiễm não cầu khuẩn ở hầu họng không có triệu chứng chiếm tới 5 10%

 

Biến chứng của bệnh là gì?

  • Ở trẻ em, bệnh có tỉ lệ tử vong khoảng 50% nếu không được điều trị, còn điều trị sớm tỉ lệ tử vong vẫn còn 5 10%. 10- 15% số trường hợp qua khỏi vẫn phải chịu những biến chứng nặng nề như tâm thần, điếc, liệt, động kinh. Những trường hợp nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có sốc và ban xuất huyết hoại tử ít gặp hơn viêm màng não nhưng lại nặng hơn và tử vong cao hơn.

 

Điều trị bệnh viêm màng não do não mô cầu như thế nào?

  • Vì bệnh viêm màng não do não mô cầu thường gây tử vong, mỗi trường hợp đều phải được xem như là một trường hợp cấp cứu và cần được chuyển đến bệnh viện để điều trị. Có một số kháng sinh hiệu quả trong điều trị.

 

Phòng bệnh như thế nào?

  • Khống chế dịch dựa vào giám sát tốt để phát hiện và điều trị sớm. Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y và W135. Vắc xin não mô cầu týp A và C an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh trên 80%, được khuyến cáo tiêm cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn tại các vùng có bệnh lưu hành.

Bệnh tả

Trả lời:

Bệnh tả là gì?

  • Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm lưu hành, gây dịch và có thể gây đại dịch do vi khuẩn tả gây ra. Tới nay, thế giới đã trải qua sáu vụ đại dịch tả và hiện đang ở vụ đại dịch tả thứ bảy, kéo dài từ năm 1961 đến nay. Chỉ tính riêng năm 1964, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, dịch tả đã xảy ra ở 94 nước với 384.403 trường hợp mắc và 10.692 trường hợp tử vong. Nếu như suốt 50 năm qua, dịch tả chủ yếu xảy ra do týp Eltor thì gần đây, một chủng mới 0139 đã gây ra những vụ dịch tả mới ở Bangladesh, Ấn Độ v.v...đặt ra những thách thức mới, nhất là trong chiến lược sử dụng vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.

 

Bệnh tả lây truyền như thế nào?

  • Bệnh tả lây truyền qua đường tiêu hoá do thực phẩm, nước uống mang mầm bệnh. Người bệnh là nguồn truyền bệnh. Vi khuẩn theo phân thải ra môi trường gây nhiễm bẩn nguồn nước và môi trường. Sự đào thải vi khuẩn thường kết thúc nhanh sau vài ngày khỏi bệnh. Tuy nhiên có số ít trường hợp có thể mang mầm bệnh tới nhiều tháng.

 

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

  • Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày, trung bình 2 3 ngày. Nôn và tiêu chảy là hai triệu chứng chủ yếu của bệnh tả. Hậu quả của nôn và tiêu chảy là mất nước, rối loạn điện giải dẫn đến các dấu hiệu: mệt lả, khát nước, mắt trũng, da khô, đái ít, chuột rút....Điểm đặc biệt của tiêu chảy do tả là đi ngoài dễ dàng, ít đau bụng, phân màu trắng (nước vo gạo) và không bao giờ có sốt.

 

Biến chứng của bệnh tả là gì?

  • Shock mất nước là biến chứng nặng dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng khác như suy thận, suy tuần hoàn, toan huyết, hạ đường huyết cũng thường gặp ở các trường hợp nặng và có thể dẫn tới tử vong. Trong một vụ dịch, tỉ lệ tử vong của những trường hợp nặng có thể lên tới 50%. Ngày nay nhờ có điều trị hợp lý, tỉ lệ này chỉ còn 1%.

 

Điều trị bệnh tả như thế nào?

  • Bồi phụ nước và điện giải hợp lý và sử dụng kháng sinh đặc hiệu (Chloramphenicol, Tetracyclin v.v...) là hai biện pháp quan trọng nhất.

 

Phòng bệnh tả như thế nào?

  • Những biện pháp quan trọng trong việc phòng bệnh tả là cung cấp nước sạch đầy đủ, vệ sinh môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra có thể dùng vắc xin tả để phòng bệnh.

Bệnh dại

Trả lời:

Bệnh dại là gì?

  • Bệnh dại là bệnh viêm não tuỷ cấp tính do vi rút dẫn đến tử vong và là bệnh chủ yếu của súc vật.
  • Bệnh lưu hành trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm có 60.000 70.000 người chết vì bệnh dại, hầu hết ở các nước đang phát triển.
  • Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là các loài động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, cáo, chồn, cầy mangut, gấu trúc Nam Mỹ, đàn dơi hút máu, mèo...
  • Nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo.

 

Bệnh dại lây truyền như thế nào?

 

  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh dại. Vi rút dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên da, niêm mạc bị tổn thương, đôi khi qua đường không khí trong hang động có đàn dơi trú ngụ hoặc ghép tạng của người chết vì bệnh dại.
  • Thời gian ủ bệnh thông thường từ 3 8 tuần, hiếm khi có thời gian ngắn 9 ngày hoặc dài tới trên 1 năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí của vết thương có liên quan đến mức độ phong phú của dây thần kinh, khoảng cách từ vết thương đến não bộ và số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể. Vết thương nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
  • Thời gian lây truyền ở chó và mèo thông thường từ 3 7 ngày trước khi bắt đầu có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ bị bệnh.

 

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

 

  • Trong giai đoạn tiền triệu chứng của bệnh có thể kéo dài từ 1 4 ngày với các biểu hiện tăng cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, có cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.
  • Giai đoạn viêm não thường có biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng và tiếng động. Ngoài ra còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi và hạ huyết áp. Đôi khi ở bệnh nhân nam có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

Bệnh tiến triển theo hai thể:

+) Thể liệt hướng thượng bắt đầu liệt mềm hai chi dưới đến liệt chi trên, liệt hô hấp và chết.

+)Thể điên cuồng, với những cơn điên cuồng và co giật.

Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và thường chết do liệt hô hấp.

 

Biến chứng của bệnh là gì?

  • Khi đã lên cơn dại, kể cà súc vật và người đều dẫn đến tử vong.

 

Điều trị bệnh dại như thế nào?

  • Đến nay chưa có thuốc  đặc hiệu chữa bệnh dại lên cơn. Do đó tiêm kháng huyết thanh và vắc xin dại là cách duy nhất cấp cứu có hiệu quả cho người bị súc vật nghi dại cắn.

 

Phòng chống bệnh dại như thế nào?

- Phải hạn chế nuôi chó. Nuôi chó phải nhốt, xích. Chó ra đường phải có rọ mõm. Phải diệt chó chạy rông và chó vô chủ. Tiêm phòng dại cho chó và mèo.

- Nhốt chó, mèo cắn người để theo dõi trong 10 ngày, nếu có các triệu chứng nghi ngờ bệnh dại thì phải đập chết ngay.

- Diệt ngay chó hoặc mèo đã bị súc vật dại cắn.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho những ngưòi làm các nghề nghiệp có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như: nhân viên thú y, nhân viên bảo tồn các loài thú hoang dã, nhân viên kiểm lâm, nhân viên phòng thí nghiệm và khách du lịch đến các nước còn lưu hành bệnh dại. Lịch tiêm cơ bản gồm 3 liều tiêm bắp 0,5ml vào các ngày 0, 7 và 21 hoặc 28. Nếu có nguy cơ liên tục phơi nhiễm với vi rút dại thì tiêm liều nhắc lại 1 năm sau và sau đó cứ 5 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

- Việc phòng bệnh dại sau khi bị súc vật nghi dại cắn gồm có:

          +) Xử lý vết cắn: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Trong trường hợp cần thiết, phải cắt lọc nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày. Vết cắn phải được giữ thật sạch, tiêm phòng uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.

 +) Tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại: Càng sớm càng tốt. Việc chỉ định tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại tuỳ theo tình trạng súc vật, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, tình trạng vết cắn, tình trạng tiêm chủng của súc vật và tình hình bệnh dại trong vùng.


Bệnh thương hàn

Trả lời:

Bệnh thương hàn là gì?

  • Bệnh thương hàn là bệnh truyền nhiễm lưu hành gây dịch, do vi khuẩn gây ra. Cho đến nay, bệnh thương hàn vẫn còn là vấn đề y tế toàn cầu, bởi vì mỗi năm, ước tính có đến 17 tiệu trường hợp mắc bệnh và khoảng 600.000 trường hợp tử vong. Bệnh phân bố khắp thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, nhiều vụ dịch xảy ra do vi khuẩn thương hàn đa kháng thuốc.

 

Bệnh thương hàn lây truyền như thế nào?

  • Bệnh thương hàn lây truyền qua đường tiêu hoá do thực phẩm, nước uống mang mầm bệnh. Người bệnh trở thành nguồn bệnh đào thải vi khuẩn ra môi trường từ khi có triệu chứng  đầu tiên (sốt) và có thể kéo  dài tới hàng tháng, hàng năm sau khi bình phục.

 

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

  • Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập, khoảng từ 3 ngày tới 3 tháng, thông thường từ 1 đến 3 tuần.
  • Bệnh có đặc điểm vừa nhiễm khuẩn vừa nhiễm độc tố của vi khuẩn. Khởi bệnh thường từ từ bằng sốt tăng dần, rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy đan xen táo bón), nhức đầu. Sau khoảng 1 tuần người bệnh sốt cao liên tục 39 40  (hình cao nguyên), li bì (typhos), bụng chướng, gan lách to và đào ban có thể gặp trong 40 50% số trường hợp.
  • Ngoài ra vi khuẩn thương hàn còn thường gây ra những nhiễm khuẩn nhẹ và không điển hình.

 

Biến chứng của bệnh là gì?

  • Bệnh thương hàn có thể gây nhiều biến chứng do nhiều nguyên nhân: do độc tố, do vi khuẩn thương hàn, do bội nhiễm vi khuẩn khác và do tai biến kháng sinh. Xuất huyết tiêu hoá và thủng ruột là hai biến chứng thường gặp có thể gây tử vong ở những trường hợp điều trị muộn hoặc không được điều trị. Các biến chứng khác như viêm não, viêm cơ tim, truỵ tim mạch, viêm màng bụng, viêm túi mật...tuy hiếm gặp song cũng rất nặng, dễ gây tử vong.

 

Điều trị bệnh thương hàn như thế nào?

  • Bệnh thương hàn có thể điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Ở vùng vi khuẩn còn nhạy cảm: chloramphenicol, ampixillin và cotrimoxazole được chọn cho cả bệnh nhân người lớn và trẻ em. Ở vùng vi khuẩn đã đa kháng , phải sử dụng các loại thuốc nhóm new quinolone cho người lớn và các thuốc nhóm cephalosporrin thế hệ 3 (ceftriaxone) cho trẻ em.

 

Phòng bệnh thương hàn như thế nào?

  • Không đặc hiệu: cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tăng cường nguồn nước sạch và vệ sinh ăn uống ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm sống hay nghi ngờ nhiễm trùng, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...
  • Phòng bệnh đặc hiệu bằng việc sử dụng vắc xin thương hàn cho những người có nguy cơ cao tại các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ xảy ra dịch và cho những người làm các nghề đặc biệt như: nhân viên phòng xét nghiệm vi khuẩn, nhân viên y tế...

Bệnh do phế cầu khuẩn.

Trả lời:

          Bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì?

  • Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu gồm các týp A, B, C, Y và W135. Gần đây týp Y và W135 gặp nhiều hơn.
  • Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng ở vùng cận sa mạc Sahara dịch viêm màng não mủ thường xảy ra 2 năm một lần. Từ năm 1980 khoảng cách giữa các vụ dịch ngắn hơn và không đều. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên sống trong điều kiện đông đúc, chật hẹp như nhà tập thể, trường học, doanh trại v.v.v....

 

Bệnh viêm màng não do não mô cầu lây truyền như thế nào?

  • Vi khuẩn não mô cầu lây truyền từ người bệnh sang người lành qua những giọt nhỏ nước bọt của bệnh nhân khi ho và hắt hơi. Sự lây truyền vi khuẩn qua đồ vật không đáng kể.
  • Ở nước ta bệnh xuất hiện tản phát quanh năm. Nhưng có thể xảy ra dịch trong các tiết trời thu, đông và xuân, nhất là ở các xã vùng biên giới.

 

Dấu hiệu của bệnh là gì?

  • Sau thời gian ủ bệnh từ 2 10 ngày (thông thường từ 3- 4 ngày), bệnh khởi phát đột ngột với sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và cổ cứng. Các dấu hiệu khác đi kèm thường là li bì, mê sảng, hôn mê và co giật. Đào ban và ban xuất huyết nhỏ trên da là dấu hiệu quan trọng, tuy hiếm gặp. Có trường hợp biểu hiện trạng thái mệt lả, đột ngột xuất hiện các mảng xuất huyết và nhanh chóng xảy ra sốc.
  • Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nhiễm não mô cầu đều bị viêm màng não mủ, bởi có nhiều trường hợp vi khuẩn qua máu nhưng không tới được màng não để gây bệnh ở đó  mà bệnh nhân chỉ bị sốt và viêm mũi họng. Ở những địa phương có bệnh lưu hành thì số người nhiễm não cầu khuẩn ở hầu họng không có triệu chứng chiếm tới 5 10%

 

Biến chứng của bệnh là gì?

  • Ở trẻ em, bệnh có tỉ lệ tử vong khoảng 50% nếu không được điều trị, còn điều trị sớm tỉ lệ tử vong vẫn còn 5 10%. 10- 15% số trường hợp qua khỏi vẫn phải chịu những biến chứng nặng nề như tâm thần, điếc, liệt, động kinh. Những trường hợp nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có sốc và ban xuất huyết hoại tử ít gặp hơn viêm màng não nhưng lại nặng hơn và tử vong cao hơn.

 

Điều trị bệnh viêm màng não do não mô cầu như thế nào?

  • Vì bệnh viêm màng não do não mô cầu thường gây tử vong, mỗi trường hợp đều phải được xem như là một trường hợp cấp cứu và cần được chuyển đến bệnh viện để điều trị. Có một số kháng sinh hiệu quả trong điều trị.

 

Phòng bệnh như thế nào?

  • Khống chế dịch dựa vào giám sát tốt để phát hiện và điều trị sớm. Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y và W135. Vắc xin não mô cầu týp A và C an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh trên 80%, được khuyến cáo tiêm cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn tại các vùng có bệnh lưu hành.