Sinh con ra không may bị sút môi, hở hàm ếch là điều kém may mắn và buồn đau của nhiều bậc cha mẹ. Với những đứa trẻ, cuộc sống của các em vất vả, khốn khổ từ đường ăn uống, nói năng đến thẩm mỹ. Việc phẫu thuật cho các em không phải chỉ một lần mà có những em phải mất 4-5 lần phẫu thuật mới thành công, từ đó đem lại được nụ cười và sự tự tin cho các em.

Bé Ninh Lê Gia Khánh, sinh năm 2014, trú tại xã Yên Mỹ (Yên Mô) là một trong gần 40 em vừa được Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Hiệp hội phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch Nhật Bản mổ miễn phí thành công dị tật sứtmôi, hở hàm ếch đầu tháng 3/2017 vừa qua. Đây là lần thứ 2 bé được phẫu -thuật để hoàn thiện môi và vòm miệng, thuận lợi cho việc ăn uống và tập nói. Chị Lê Thị Mai, mẹ bé Gia Khánh chia sẻ: “Khi mang thai, tôi vẫn đi siêu âm bình thường nhưng không phát hiện ra bất thường của thai. Chỉ đến khi sinh bé ra, cho con bú tôi thấy bé bú nhẹ và cảm giác hụt hơi, bé bú đường miệng thì sữa trào ra đường mũi. Vợ chồng đưa con đi kiểm tra, bác sĩ cho biết cháu bị hở vòm miệng, bác sĩ nghi ngờ có thể bé bị dị tật bẩm sinh do virus cúm. Đến nay, sau 2 lần phẫu thuật, cháu đã lấp được lỗ thủng ở vòm miệng. Các lần ăn uống dễ hơn và cháu đang bập bẹ tập nói. Gia đình rất vui mừng và cảm ơn các bác sĩ rất nhiều...”

          Chung nỗi niềm có con không may bị sứt môi, hở hàm ếch là hoàn cảnh của gia đình chị Đinh Thị Học, xã Yên Lộc (Kim Sơn). Anh chị nhà nghèo, sinh con không may bị dị tật, tưởng số phận con phải sống chung với bệnh tật thì năm 2014, anh chị nghe thông tin có Đoàn mổ miễn phí cua Nhật Bản sang mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bồng bế con lên thì vui mừng sau khi khám, bác sỹ người Nhật chẩn đoán bệnh của cháu là hở vòm họng và có thể phẫu thuật được. “Trước đây mỗi lẫn ăn, nếu không cẩn thận cháu lại bị thức ăn lên mũi. Nhìn con ăn uống khổ sở, tôi chỉ biết ôm con mà khóc. Sauphẫu thuật lần đầu, cháu đã ăn được cháo, nhưng tôi phải bế để cho cháu ăn. Nay thì sau khi phẫu thuật lần 2, cháu đã hoàn thiện, có thể ăn uống và nói năng bình thường, không còn tự ti khi đi học mầm non và chơi với các bạn. Các bác sỹ chính là người đã sinh ra con tôi lần thứ2...” Chị Học nghẹn ngào cho biết.

          Bác sỹ Hitoshi Niwa, Trường Đại học Osaka Nhật Bản, người có nhiều năm tham gia hoạt động phẫu thuật miễn phí cho trẻ em sứt môi, hở hàm ếch tại Việt Nam nói chung và tại Ninh Bình nói riêng, cho biết: “Đây là một hoạt động từ thiện hết sức có ý nghĩa. Hàng chục năm qua, dù côngviệc vô cùng bận rộn nhưng tôi luônbố trí, sắp xếp thời gian để vào dịp          tháng 3hàng năm có thể sang ViệtNam, về Ninh Bình mổ từ thiện chocác em. Các bệnh nhân được phẫuthuậtvà xuất viện với nụ cười trên môi, gia đình hạnh phúc vui vẻ và nói   lời cảm ơn đến các bác sĩ là động lựckhiến chúng tôi luôn tâm huyết và        tiếptụcvới hoạt động này”.

          Đoàn bác sỹ, chuyên gia lần nàycó 17 người, gồm 1 bác sỹ người Mỹ,3 bác sỹ người Canada và 1 bác sỹngười Hàn Quốc và 12 bác sỹ người        NhậtBản. Trong thời gian gần 10ngày (từ ngày 3 đến hết 11-3), cácbác sĩ trong Đoàn đã tiến hành sàng lọc từ hơn 90 trẻ em mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và lân cận, chọn lọc ra 37 trường hợp cần phẫu thuật. Đoàn nhận được sự hỗ trợ về trang thiết bị, máy móc, phòng phẫu thuật và các bác sỹ, nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, mỗi ngày tiến hành phẫu thuật từ 5-6 ca. Sau 8 ngày đã tiến hành mổ thành công 37 ca tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Điều đáng nói là tất cả các trường hợp đến khám sàng lọc và phẫu thuật đều được Hiệp hội tiến hành tư vấn, thăm khám, làm các xét nghiệm miễn phí và hỗ trợ một phần tiền ăn trưa, tiền viện phí. Đối với những ca chỉ định phải phẫu thuật được tài trợ miễn phí hoàn toàn với chi phí khoảng 3,5-5 triệu đồng/ca.

          Theo thống kê của Hiệp hội sứt môi, hở hàm ếch Việt Nam thì cứ 500 trẻ em Việt Nam được sinh ra thì có 1 em bị dị tật khe hở môi hoặc khe hở vòm miệng, trong đó có nhiều em bị cả 2 dị tật này. Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 3 nghìn trẻ sơ sinh bị sứt môi, hở hàm ếch và hiện cả nước đang có hàng chục nghìn trẻem, trong đó tỉnh Ninh Bình cũng có hàng trăm trẻ em bị các dị tật bẩm sinh kể trên còn tồn đọng cần được phẫu thuật, điều trị. Với các em không may bị dị tật, ngoài việc phải chịu đựng những khiếm khuyết về mặt thể chất như gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như các bệnh về suy hô hấp, suy dinh dưỡng, khó khăn trong việc ăn uống, phát âm, những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, các em còn phải đối mật với sự tổn thương tinh thần do sự kỳ thị của xã hội. Do vậy, việc phẫu thuật là cần thiết nhằm mang lại nụ cười cho các em, giúp các em tự tin hòa nhập với cộng đồng, sống một cuộc sống bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa.

          Bác sĩ Phạm Văn Hiền, Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: “Việc tổ chức hoạt động phẫu thuật miễn phí thường niên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh không chỉ giúp cho trẻ em trong tỉnh và các tỉnh lân cận bị dị tật không phải đi xa tốn kém thời gian, tiền bạc, mà còn giúp cho tay nghề của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh được nâng lên rất nhiều. Chúng tôi được tiếp cận với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành ở nước ngoài về phẫu thuật, thăm khám, điều trị cho bệnh nhân, từ đó nâng cao trình độ chuỳên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ về cả kiến thức phẫu thuật và chăm sóc trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch. Hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có 6 bác sĩ thực hiện được các phẫu thuât về sứt môi, hở hàm ếch, có thể mổ thành công các ca bệnh cần được phẫu thuật kịp thời, mang lại nụ cười và niềm vui cho các gia đình...”

          Theo Thầy thuốc Nhân dân Lê Chính Chuyên, Phó Giám đốc Bệnh viện Đakhoa tỉnh, năm nay là năm thứ 17 liên tiếp, Hiệp hội phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch Nhật Bản cử Đoàn bác sĩ, chuyên gia đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình phối hợp với các bác sỹ của bệnh viện tổ chức khám sàng lọc, phẫu thuật nhân đạo cho trẻ em dị tật sứt môi, hở hàm ếch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận. Theo đó, vào tháng 3 hàng năm, trong thời gian từ 8-10 ngày, Đoàn phẫu thuật cho 35-40 ca, từ đó đã có 600-700 trẻ em bị dị tật được phẫu thuật thành công mà không tốn kém khoản chi phí nào. Đây cũng là chương trình nhân đạo từ thiện hiệu quả, bền lâu và rất thiết thực, có ý nghĩa xã hội to lớn, giúp trẻ em không may bị dị tật tìm lại được nụ cười, tự tin hòa nhập với cộng đồng, có một cuộc sống bình thường như các trẻ em khác.