Để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn hợp lý, vận động thể lực, thường xuyên kiểm tra đường huyết trong máu để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.
Xem hình
Suy thận là một trong những biến chứng của ĐTĐ

1. Đái tháo đường một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng đường huyết do hậu quả của việc mất hoàn toàn Insulin họăc có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin.

 Bệnh Đái tháo đường là bệnh không lây, bệnh tăng nhanh theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Trên thế giới có khoảng 30 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường. Theo điều tra của bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2001 tại 4 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng tỷ lệ Đái tháo đường là 4,0% ở lứa tuổi 30 - 64 tuổi. Năm 2003 Tỷ lệ Đái tháo đường cả nước là 2,7%.

2. Biến chứng của bệnh Đái tháo đường

- Biến chứng cấp tính gồm:

Hôn mê do hạ đường huyết

Hôn mê do tăng đường huyết

Nhiễm khuẩn cấp: như viêm phổi, lao kê

- Biến chứng mạn tính:

Các biến chứng lâu dài của bệnh Đái tháo đường thường gặp thậm chí các biến chứng này có ngay thời điểm bệnh được phát hiện nhất là bệnh Đái tháo đường tuý II. Các biến chứng như sau:

Bệnh mạch vành như: Cơn đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, suy tim, chết đột ngột.

Bệnh mạch máu não: Thường gặp nhất là đột quỵ do huyết khối gây tắc mạch

Bệnh mạch máu ngoại vi: Thường đau mông, đùi, bắp chân khi đi lại và nghỉ ngơi.

Các tổn thương mạch máu sẽ tăng lên khi chuyển hoá lipid, hút thuốc lá, uống rượu bia.

 - Biến chứng về mắt: Các tổn thương mạch máu nặng dẫn đến mù loà, liệt mắt.

 - Biến chứng về thận: Phù, tăng huyết áp, plohin niệu, suy thận.

- Biến chứng loét bàn chân hoại tử và cắt cụt chi dưới, hậu quả của nhiều nguyên nhân như tổn thương đa dây thần kinh, bệnh lý mạch máu, nhiễm trùng, tổn thương bàn chân bắt đầu ở những ngón chân hoặc các mô bị mất cảm giác gây thiếu máu dễ teo ổ loét, nhiễm trùng và hoại tử gây hậu quả cắt cụt chi.

 Tổn thương thần kinh có vài trò quan trọng bậc nhất trong bệnh lý Đái tháo đường: mất cảm giác do tổn thương đa dây thần kinh làm mất cảm giác đau, giảm tiết mô hôi, khô da nếu không được điều trị da bàn chân của người bệnh Đái tháo đường dầy lên nứt nẻ, dễ bị nhiễm trìng dần đến loét hoại tử.

 3.  Để hạn chế và phòng ngừa các biến chứng ở người bệnh Đái tháo đường người bệnh cần:

 - Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu

 - Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ phát hiện sớm như bệnh tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá Lopid để điều trị sớm phòng biến chứng sauy thận, tổn thương các mạch máu

 - Tập thể dục và vận động: Tập đều đặn mỗi ngày với bệnh nhân Đái tháo đường, luyện tập thể lực thật sự có vai trò quan tọng trong việc hỗ trợ đường huyết và huyết áp ổn định. Nên tập từ từ và nâng dần về mức độ và thời gian.

Tập luyện tốt nhất từ 2 đến 3 lần trong một tuần kéo dài 20 đến 30 phút 1 lần

 - Giữ gìn vệ sinh bàn chân

Mang dầy dép phù hợp

Không nên cắt móng chân quá sâu

Không nên tự chích các mụn nhọt ở bàn chân rất dễ nhiễm trùng.

 Bs. Đào thị Kim Huyền - Bệnh viện Đa khoa tỉnh