Theo y học cổ truyền gọi chứng ra mồ hôi chân và tay là do phong thấp gây nên. Đây là tình trạng thoát dương khí ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắt nghẽn. Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: tình trạng lo lắng, công việc căng thẳng, xúc động mạnh...
Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên, bệnh tái phát lúc làm việc căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm... gây phiền toái cho người bệnh.
Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân (Đông y gọi là tự hãn - tự ra mồ hôi).
Cũng cần phân biệt chứng ra mồ hôi ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Thường trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên trẻ thường ra mồ hôi, kể cả ban đêm, mà dân gian hay gọi là đổ mồ hôi trộm (Đông y gọi là đạo hãn). Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi.
Khắc phục tình trạng mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân
Dùng ngoài
- Lá lốt cắt cả cây 1 nắm to (cây già tốt hơn), cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất. Cách làm như sau: Cắt khúc, rửa sạch, cho vào nồi đổ ngập nước, nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân (cẩn thận tránh bị bỏng).
Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần).
- Lấy nước ấm pha với muối hạt: Cách làm như sau: một bát nước sôi, ba bát nước lạnh và một thìa canh muối hạt, có thể cho thêm xác trà xanh vào ngâm chung, mỗi ngày ngâm từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút.
(Dùng muối hòa tan với nước ấm, sau đó ngâm ngập bàn tay và bàn chân . Thực hiện mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ thì mồ hôi tay chân của bạn sẽ được hạn chế đáng kể.)
- Bột mẫu lệ, bột quế: Cách làm như sau: bột mẫu lệ trộn thêm một ít bột quế lẫn rồi xoa lòng bàn tay, lòng bàn chân, mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần mười phút.
Ngoài ra có thể lấy cây ngải cứu cho vào bát, đốt nóng rồi hơ nóng bàn tay, bàn chân phương pháp này có công hiệu nhiều vào mùa lạnh.
Dùng trong:
-Toan táo nhân sao 15g, sinh địa 15g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 30g, sắc. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
Bài 5: Tần giao 10g, địa cốt bì 10g, thanh cao 6g, cam thảo 6g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 600ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
Liên kiều 4g, tiên thạch hộc 8g, tiên sinh địa 8g, thiên hoa phấn 4g, mạch môn đông 8g, tang diệp 12g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
-Tang diệp 300g, mẫu lệ nung 150g. Sắc uống trị bệnh ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
-Kim anh tử 10g, ngũ vị tử 10g,. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 600ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
- Ngũ vị tử 30g, bá tử nhân 60g, bạch truật 30g, nhân sâm 30g, mẫu lệ 30g, ma hoàng căn 30g, tán bột trộn đều, dùng cùi của đại táo hoàn viên mỗi lần dùng 4g, dùng 2 lần trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
- Ngũ vị tử 6g, đẳng sâm 12g, câu kỷ tử 10g, cẩu tích 10g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 600ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
- Bạch truật 10g, phòng phong 10g, mẫu lệ 18g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
Lưu ý: Khi bị bệnh này bệnh nhân nên tránh các hoàn cảnh kích động, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân, các thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc cho phù hợp với thể bệnh. Chính vì vậy, khi mắc bệnh, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa y học cổ truyền hoặc các lương y có nhiều kinh nghiệm để điều trị.