Chiều 28/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã có cuộc gặp mặt các đại biểu Quốc hội là cán bộ ngành y tế.
Xem hình
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu và Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai tại buổi gặ

Sáng 28/3, Quốc hội ( QH) thảo luận ở hội trường về Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 2011). Trước đó, Quốc hội đã dành cả ngày 26/3 thảo luận ở hội trường về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2011. Một trong những vấn đề được đại biểu quan tâm liên quan đến lĩnh vực y tế.

Đề nghị mở rộng danh mục thuốc và kỹ thuật cho người có thẻ BHYT

Thảo luận về vấn đề KTXH trong năm 2010, nhiều đại biểu đã thống nhất trong năm qua, tình hình KTXH của đất nước có nhiều phát triển dù trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. QH, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi với ngành y tế, nhờ đó ngành y tế đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để ngành y tế đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân, kiến nghị của các đại biểu đều thống nhất: QH, Chính phủ cần khẩn trương “gỡ rối” cho ngành y tế. Đăng đàn đầu tiên, ĐB Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) đề cập vấn đề được cử tri quan tâm nhiều nhất là BHYT. Về một số chính sách của BHYT đã ban hành nhưng người dân chưa thụ hưởng được nhiều, ĐB Hồng băn khoăn: BHYT mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, nhờ BHYT mà nhiều gia đình nghèo, nhiều gia đình khó khăn gặp bệnh nan y đã vượt qua tử thần và được chữa khỏi bệnh. Bản chất của BHYT rất tốt đẹp nhưng chúng tôi thấy người dân chưa hoàn toàn được thụ hưởng. Lý do là vấn đề chi trả bảo hiểm cho các bệnh nhân tham gia khám, chữa bệnh quá rẻ, không đúng với giá trị. Ví dụ, một bác sĩ được khám bệnh là 2.000đ/bệnh nhân, nhưng bệnh nhân đó khám 5 chuyên khoa thì mỗi bác sĩ có 400đ. Đối với các bệnh viện tư nhân, bác sĩ hưởng lương trên số lượng khám của bệnh nhân cho nên một ngày bác sĩ phải khám hàng trăm bệnh nhân thì mới đủ lương, như vậy bác sĩ không thể nào “mặn mà” khi khám BHYT.

Đồng tình với ĐB Nguyễn Minh Hồng, ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) cho biết: Sau hơn 1 năm thực hiện Luật BHYT, nhờ việc cùng chi trả cũng như tăng mức đóng thì BHYT đã bù lỗ được cho những giai đoạn bị hụt vốn hơn 2.500 tỷ và năm 2010 chúng ta đã kết dư được 3.500 tỷ. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng. Để nước ta sớm thực hiện được BHYT toàn dân, ĐB Tiên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan mở rộng các danh mục thuốc và kỹ thuật để người có thẻ BHYT được hưởng, có như vậy thì BHYT thực sự hấp dẫn người dân nếu không thì người dân vẫn kêu ca là phân biệt đối xử với BHYT.

Không thể hoạt động hiệu quả trong tinh trạng co kéo

Phát biểu gần cuối chương trình buổi chiều 26/3, ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (Hà Tĩnh), Thứ trưởng Bộ Y tế, đề cập đến vấn đề viện phí và giá dịch vụ y tế: Một bệnh viện khoảng 500 giường thì mỗi năm trung bình lỗ hàng tỷ đồng. Các bệnh viện đang phải bù lại bằng các hoạt động khác, không thể tái đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị bằng nguồn thu từ viện phí theo định mức như hiện nay. Trước tình hình này, Bộ Y tế đã trình đề án đổi mới cơ chế tài chính đã được Bộ Chính trị thông qua. Bộ đang xây dựng nghị định đổi mới tài chính và chờ Chính phủ phê duyệt. Trong khi chờ nghị định của Chính phủ thì Bộ Y tế đang xây dựng thông tư điều chỉnh 350 dịch vụ y tế cơ bản trong tổng số 3.000 dịch vụ với mức thu chỉ tính chi phí trực tiếp. Để từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến mong muốn: Chúng tôi nghĩ rằng điều này có lợi cho dân và cũng mong rằng báo chí và các đại biểu Quốc hội ủng hộ...

Về vấn đề BHYT, trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chúng ta đã đạt được tỷ lệ bao phủ khoảng 60%. Cùng với trái phiếu Chính phủ, Quyết định 47, Quyết định 930 về xây dựng các bệnh viện huyện, đã đem lại chính sách ưu việt cho người nghèo, người thuộc diện chính sách và người ở vùng sâu, vùng xa được khám, chữa bệnh BHYT gần như miễn phí, chỉ đồng chi trả 5%. Tuy nhiên thời gian qua để chi trả thanh toán và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật BHYT còn nhiều vướng mắc, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước về BHYT nhưng không được nắm hệ thống, không có “quân” và cũng không nắm về tài chính bởi vì chủ tịch và Hội đồng quản lý quỹ BHYT thuộc bảo hiểm xã hội. Vì vậy, việc thay đổi mô hình quản lý cho phù hợp là rất cần thiết...

Theo chương trình kỳ họp, ngày 29/3/2011, Quốc hội biểu quyết thông qua 4 dự án luật, gồm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thủ đô, Luật Phòng, chống mua bán người và Luật Kiểm toán độc lập. Chiều cùng ngày, QH họp phiên bế mạc và kết thúc nhiệm kỳ.