Là huyện thuộc vùng chiêm trũng, có một số xã nằm trong khu vực thường xuyên bị ngập lụt do vậy, hàng năm cứ vào mùa mưa bão thì công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được ngành Y tế huyện Gia Viễn và các cơ sở y tế trong huyện đặc biệt quan tâm.
Xem hình
Cán bộ y tế hướng dẫn nhân dân cách khử khuẩn nước

         Rút kinh nghiệm từ thực tế của những năm trước về công tác phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão, năm 2011 Trung tâm Y tế đã sớm kiện toàn và duy trì hoạt động của 2 Đội y tế dự phòng, 2 tổ cấp cứu lưu động và 21 xã, thị trấn đều  có tổ cấp cứu gồm các bác sĩ diều dưỡng có trình độ chuyên môn tốt, sức khỏe đảm bảo làm công tác cấp cứu khi có dịch bệnh xảy ra. Đồng thời có kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với từng địa phương nằm trong vùng ng ập úng sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống do lụt bão gây ra, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Việc phổ biến, tuyên truyền các văn bản của cấp trên về công tác PCLB năm 2011 tới toàn thể cán bộ, viên chức Trung tâm và các cơ sở y tế được thực hiện nghiêm túc.

          Để tiếp tục thực hiện tốt công tác này trung tâm đã xác định công tác truyền thông giáo dục về PCLB trước, trong và sau bão, lụt cần được đẩy mạnh và tập huấn về chuyên môn nghiệp cho các thành viên ban chỉ đạo nhất là cán  bộ phụ trách các địa phương trong vùng thường xuyên bị ngập úng là Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc và một số xã ngoài đê. Trung tâm Y tế đã phối hợp với cán bộ các trạm y tế xã tập trung tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân vùng lũ cách thức phòng, chống những dịch bệnh dễ xảy ra cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong mưa bão chuẩn bị một số công việc trước khi mưa bão nhưcất giữ lương thực, thực phẩm nơi cao ráo, hướng dẫn nhân dân đảm bảo nguồn nước ăn bằng cách che đậy, bịt kín bể, giếng bằng nilon, thu gom nguồn phân để khi nước dâng lên tránh làm nguồn phân lan tràn ra môi trường nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi nước bắt đầu rút tập trung sức khắc phục hậu quả, thực hiện nước rút đến đâu tổng vệ sinh ngay đến đó. Tiến hành cọ rửa nền, tường, sàn nhà; tìm kiếm súc vật chết đem chôn.... Hướng dẫn nhân dân làm trong nước bằng phèn chuân và khử khuẩn bằng cloramin B. Duy trì nếp sống vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống nước đã đun sôi; không ăn rau sống, không uống nước lã; rửa tay trước khi ăn; nhằm hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh phát sinh và lan ra diện rộng. ...

       Xác định môi trường mưa bão, ngập úng kéo dài sẽ dẫn đến các tai nạn thương tích như: đuối nước, các bệnh về mắt, tiêu chảy, da liễu, sốt xuất huyết, do vậy ngay từ đầu năm Trung tâm Y tế đã dự trữ 10 cơ số thuốc cấp cứu , 5 cơ số y cụ và 10 cơ số phòng chống thiên tai, 10 cơ số phòng chống dịch. Tại 21 xã, thị trấn đều có cơ số thuốc như: thuốc trị cảm sốt, thuốc kháng sinh đường ruột, thuốc nhỏ mắt, thuốc sát khuẩn, bông, băng…. Đội Y tế dự phòng đảm bảo đủ hoá chất khử khuẩn nước và môi trường cho nhân dân vùng bị lụt bão và thuốc phòng chống dịch bệnh theo mùa. Cùng với việc làm tốt công tác phòng dịch, công tác hậu cần cũng được quan tâm Trung tâm đã thành lập 2 tổ cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng chi viện cho các đơn vị và chuẩn bị đầy đủ thuốc, dịch truyền, hóa chất, sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị khi cần thiết. Bên cạnh công tác phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão, các dịch bệnh theo mùa, nhất là khi giao mùa giữa mùa hè và mùa xuân như: cúm A, tiêu chảy cấp, tay-chân-miệng cũng được tăng cường.

        Với kinh nghiệm nhiều năm đối phó với mưa bão, với sự chuẩn bị chu đáo về người, vật tư, phương tiện, đặc biệt là công tác tuyên truyền được đẩy mạnh làm cho người dân tự biết cách phòng tránh được một số dịch bệnh thường xảy ra trong mùa mưa bão góp phần làm cho địa bàn ít xảy ra dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm.

 

 

Tác giả: Kim Thoa