Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung, sức khỏe bà mẹ - trẻ em nói riêng. Chiến lược Dân số - SKSS là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
Xem hình
BS. Phan Thị Nụ - PGĐ Trung tâm (người thứ 2 từ trái sang) nhận Bằng khen của Bọ Y tế

Năm 2011 được sự quan tâm, đầu tư của UBND tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của Sở Y tế, sự phối hợp của các đơn vị liên quan trong ngành y tế cũng như các ban, ngành đoàn thể cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc SKSS từ tỉnh tới cơ sở, chương trình chăm sóc SKSS tỉnh Ninh Bình đã đạt được kết quả tốt, hầu hết các chỉ tiêu chăm sóc SKSS đều hoàn thành, dịch vụ chăm sóc SKSS cơ bản đáp ứng so với yêu cầu.

Với mục tiêu giảm tai biến sản khoa và tử vong mẹ do tai biến sản khoa, nâng cao chất lượng khám - điều trị phụ khoa, tăng số người áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân và tỷ lệ tử vong sơ sinh, các chương trình làm mẹ an toàn, phá thai an toàn, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản/nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được kết hợp đồng bộ, chặt chẽ. Chương trình chăm sóc sức khỏe cho nam giới, vị thành niên, phụ nữ thời kỳ mãn kinh và dự phòng ung thư sinh sản bước đầu được triển khai. Trung tâm Chăm sóc SKSS đã phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố và bệnh viện Sản Nhi tỉnh làm tốt việc chỉ đạo và cung cấp các dịch vụ an toàn, tiện lợi, đầy đủ; quản lý thai nghén tốt, tăng cường công tác truyền thông tư vấn, chỉ đạo tuyến và đào tạo đội ngũ cán bộ, mua trang thiết bị và y dụng cụ cho huyện, xã, đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao và phương tiện tránh thai. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cũng được triển khai theo đúng hướng dẫn của Ban chỉ đạo Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em Trung ương, toàn tỉnh có 15 xã trọng điểm về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, 100% thôn đội có cộng tác viên dinh dưỡng (1.758 người/1.738 thôn, đội).

Kết quả cụ thể:

-         Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén: 99,8%, tăng 0,3% so với năm 2010

-         Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén: 93%, tăng 1,6%.

-         Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc: 100%, tăng so với năm 2010

-         Tỷ lệ bàn mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh: 97%

-         Tỷ số chết mẹ: 7,5/100.000 trẻ đẻ sống, giảm so với năm 2010 (năm 2010: 15,5%/100.000)

-         Tỷ số phá thai: 9,8%, giảm 0,2% so với năm 2010, không có tai biến do phá thai

-         Khám phụ khoa: 155.290 lần, đạt 110,7% kế hoạch.

-         Điều trị phụ khoa: 75.107 ca, đạt 121,7% kế hoạch.

-         Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: 4,0 %0, giảm 0,1 %0 so với năm 2010

-         Tỷ lệ suy sinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi ( cân nặng/tuổi) 16%, giảm 1,2% so với năm 2010.

Tuy nhiên, công tác chăm sóc SKSS năm 2011 vẫn còn một số khó khăn, tồn tại:

-         Cơ  sở vật chất: Tỷ lệ trạm y tế xã có đủ 6 phòng cho chăm sóc SKSS rất thấp (2,7%), trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc SKSS thiếu, nhất là trang thiết bị đơn nguyên sơ sinh tuyến huyện.

- Một số dịch vụ chăm sóc SKSS còn hạn chế: Sàng lọc và phát hiện sớm ung thư đường sinh sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới và phụ nữ tuổi mãn kinh…

BS. Phan Thị Nụ - PGĐ Trung tâm CSSKSS