Ngày 21-10-2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/T.Ư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm được các sở, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai thường xuyên, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Số vụ việc vi phạm có chiều hướng giảm. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhiều vi phạm như: Kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng; vận chuyển kinh doanh thực phẩm tươi sống, phủ tạng gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh, hóa chất, rượu pha chế từ cồn công nghiệp, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng quy định…còn diễn biến ở nhiều nơi trong tỉnh.

Ngày 21-10-2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/T.Ư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Để triển khai thực hiện tốt Chỉ thị của Ban Bí thư, nhằm tăng cường và tập trung cao cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 và những năm tiếp theo, đồng thời đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn vào nề nếp, khắc phục tình trạng ngộ độc thực phẩm và nâng cao nhận thức của tầng lớp nhân dân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1.     Tổ chức quán triệt trong các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về nội dung Chỉ thị số 08-CT/T.Ư của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị; thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác an toàn thực phẩm. Đưa các tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đánh giá kết quả, kịp thời có biện pháp khắc phục những vi phạm, nhân rộng các mô hình điểm về sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và định hướng các hoạt động an toàn thực phẩm.

2.     Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, làm cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, những người quản lý, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và những người tiêu dùng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, sự phát triển của giống nòi và  phát triển kinh tế- xã hội  của đất nước, thấy được quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm đối với vấn đề an toàn thực phẩm; tạo sự chuyển biến thực sự về hành vi an toàn thực phẩm.

3.     Chú trọng chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, củng cố tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, phát huy hiệu qủa hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, sự phối hợp giữa các sở ngành, địa phương, đơn vị trong công tác an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm.

4.     Đẩy mạnh xã hội hóa công tác an toàn thực phẩm. Phát động phong trào thực hiện các chỉ tiêu về an toàn thực phấm ngắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Phát huy vai trò giám sát, phát hiện của quần chúng nhân dân đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Tăng cường sự phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội với các ngành hữu quan trong việc tuyên truyền việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các hội ngành nghề chủ động tham gia tư vấn, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến an toàn thực phẩm cho các cơ sở nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm.

5.     Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm; Sở Y tế phối hợp với các sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội  xây dựng và triển khai thực hiện chương trình tổng thể tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi an toàn thực phẩm trong cộng đồng.

6.     Các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm, việc thực hiện Chỉ thị 08-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng, kết quả công tác an toàn thực phẩm ở các địa phương đơn vị.

7.     Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với văn phòng Tỉnh ủy, Sở Y tế và các ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tri này, thường xuyên tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thông tri này được phổ biến đến chi bộ.

 

 

Tác giả: Trung tâm TTGDSK